7. Kết cấu của luận án
1.2.3. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch nói chung, điểm đến du lịch nói riêng dựa trên các phương pháp khác
chung, điểm đến du lịch nói riêng dựa trên các phương pháp khác
Từ cách tiếp cận và sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, nghiên cứu về hoạt động du lịch nƣớc ta nói chung, NLCT điểm đến du lịch nói riêng là đề tài nghiên cứu hấp dẫn, thu hút đƣợc khá nhiều nhà nghiên cứu trong nƣớc quan tâm. Nhƣng có thể thấy, nghiên cứu về lý luận và thực tiễn có liên quan đến NLCT điểm đến du lịch ở trong nƣớc chƣa nhiều, có thể kể ra một số công trình nhƣ sau: Công trình nghiên cứu “Khả năng cạnh tranh và hƣớng phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hậu Tổ chức Thƣơng mại thế giới”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 8/2007 của tác giả Ngô Đức Anh đã đi sâu phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của ngành Du lịch Việt Nam và định hƣớng phát triển du lịch của Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức WTO.
Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” của Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (2007), Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đã
phân tích, đánh giá thực trạng NLCT trong lĩnh vực lữ hành quốc tế thông qua các tiêu chí về nguồn nhân lực, sản phẩm và dịch vụ, trình độ quản lý, công nghệ,… trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Thông qua đó, nhóm tác giả đề xuất ba nhóm giải pháp chính nhằm nâng cao NLCT trong bối cảnh hội nhập: (i) nhóm giải pháp vĩ mô; (ii) nhóm giải pháp của doanh nghiệp lữ hành; (iii) nhóm giải pháp của Hiệp hội du lịch.
Luận án tiến sỹ kinh tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn
NLCT của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Tác giả đã hệ thống hoá một số phƣơng pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của khách sạn nhƣ phƣơng pháp thu thập ý kiến đánh giá của chuyên gia, phƣơng pháp điều tra khách hàng và phƣơng pháp đánh giá ma trận Thompson - Stricland. Công trình “Nghiên cứu tính cạnh tranh trong du lịch của thành phố Huế” Tạp chí Kinh tế du lịch, số 60/2010 của Thái
Thanh Hà và Đặng Ngọc Hiệp đã chỉ ra những nhân tố ảnh hƣởng đến tính cạnh tranh trong du lịch của thành phố Huế - vốn đƣợc coi là điểm đến du lịch nổi tiếng ở miền Trung. Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố đối với 36 nội hàm về tính cạnh tranh trong du lịch và phƣơng pháp kỹ thuật phân tích số liệu đa biến hồi quy theo bƣớc có trọng số.
Tác giả Hà Thị Thanh Thuỷ với đề tài “Phân tích năng lực cạnh tranh cấp quốc gia của du lịch biển Việt Nam: so sánh với Indonesia và Thái Lan”, Tạp chí
Nghiên cứu Kinh tế, số 6/2015. Theo tác giả, báo cáo năm 2013 của Hội đồng Du
lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) cho rằng NLCT của du lịch biển Việt Nam xếp thứ 80/140, đứng sau Thái Lan 37 bậc và Indonesia 10 bậc [57]. Cụ thể là năng lực cạnh tranh cấp quốc gia ở các bộ tiêu chí môi trƣờng kinh doanh và cơ sở hạ tầng; khuôn khổ pháp lý; con ngƣời và tài nguyên thiên nhiên của Thái Lan đều xếp hạng cao hơn so với Việt Nam. Còn với Indonesia thì Việt Nam chỉ hơn ở bộ tiêu chí khuôn khổ pháp lý, còn 2 bộ tiêu chí còn lại xếp dƣới quốc gia này. Trên cơ sở đánh giá khái quát thực trạng và so sánh với các quốc gia trong khu vực, tác giả đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp quốc gia của du lịch biển Việt Nam trong giai đoạn mới, tập trung giải quyết 3 vấn đề, đó là: i) chính sách, ii) cơ sở hạ tầng và iii) nguồn nhân lực.
Nguyễn Việt Cƣờng với công trình “Phân tích các yếu tố tác động đến lựa chọn một điểm đến của du khách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Quảng Ninh”, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 56/2013 đã tiến hành nghiên cứu các
nhân tố tác động đến lựa chọn điểm đến du lịch của du khách nhằm nâng cao NLCT điểm đến Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ngoài các nhân tố chính nhƣ
lịch sử văn hóa, nguồn lực tự nhiên thì các nhân tố phụ là thời tiết, địa lý, khoảng cách có tác động lớn tới quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch.
Nguyễn Nam Thắng (2015), “Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh trong lĩnh vực du lịch”, Luận án tiến sĩ, trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội, tiến
hành hệ thống hoá khái niệm và một số mô hình NLCT trong lĩnh vực du lịch trên thế giới và ở Việt Nam, thông qua đó, mở rộng các bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm mới về mối quan hệ cấu trúc giữa các yếu tố có thuộc tính cạnh tranh làm cơ sở thiết lập bộ tiêu chí đánh giá NLCT cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ban đầu bao gồm 4 nhóm yếu tố chính và 32 yếu tố thành phần. Theo đó, xác định một số nguồn lực cốt l i đóng vai trò trung tâm để thiết lập bộ tiêu chí xây dựng mô hình đánh giá NLCT cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ở nƣớc ta, gồm 4 nhóm yếu tố chính và 20 yếu tố thành phần. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã triển khai kiểm định thực tế khách quan mô hình này tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với xếp hạng mức độ cạnh tranh phù hợp cả về lý luận và thực tiễn đối với 4 nhóm yếu tố chính và 16 yếu tố thành phần. Đây là cơ sở cho các nghiên cứu về NLCT của điểm đến du lịch tham khảo. [55]
Thái Thị Kim Oanh (2015) với luận án tiến sỹ “Đánh giá năng lực cạnh
tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến khích chính sách”, Đại học
Kinh tế quốc dân đã phân tích, đánh giá thực trạng NLCT du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An thông qua một số tiêu chí nhƣ: kết quả hoạt động, sản phẩm du lịch, hình ảnh du lịch, đầu tƣ phát triển du lịch biển, đảo, cơ sở hạ tầng và quản lý nhà nƣớc. Từ đó, đề xuất 4 nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Nghệ An là:
- Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý du lịch bao gồm thu hút nhiều tổ chức có uy tín và tiềm lực mạnh vào đầu tƣ xây dựng, khai thác, vận hành các cơ sở kinh doanh,…
- Phát triển du lịch thông qua việc tạo các sản phẩm du lịch nhƣ du lịch trải nghiệm kết hợp với du lịch biển đảo, du lịch di sản văn hoá.
- Chính sách về nghiên cứu cầu thị trƣờng và xúc tiến du lịch.
Công trình nghiên cứu về „Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
biển Nam Trung Bộ” của Lê Chí Công và Hồ Huy Tựu (2015) đã áp dụng mô hình
của Kim và Mauborgne (2004). Hai tác giả đã phân tích một trong những giải pháp để nâng cao NLCT du lịch biển duyên hải Nam Trung Bộ thì cần phải thay đổi về quan điểm và tiếp cận. Qua đó, chỉ ra 13 yếu tố cần loại bỏ, 10 yếu tố cần cắt giảm, 16 yếu tố cần tăng cƣờng, 13 yếu tố cần đƣợc tạo ra để giảm chi phí [61]. Ngoài ra, trong công trình này, dựa vào tổng lƣợng du khách của các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2010 - 2014, tác giả chia ra thành 2 nhóm: Nhóm 1 (Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà và Bình Thuận) có lợi thế về phát triển du lịch biển nhƣng số lƣợng khách du lịch thấp và nhóm 2 (Bình Định, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi) có khả năng thu hút tổng số lƣợng khách vƣợt ngƣỡng 2 triệu lƣợt. Mỗi tỉnh của khu vực này đều có lợi thế riêng để phát triển du lịch. Ví dụ Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Thuận là những địa phƣơng có thế mạnh trong việc khai thác các sản phẩm du lịch biển.
Nguyễn Thạnh Vƣợng (2016) với luận án tiến sỹ “Giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại tỉnh Tiền Giang”, Học viện Khoa học xã
hội, với việc phân tích đánh giá các yếu tố tác động tới NLCT trong kinh doanh du lịch tỉnh Tiền Giang thông qua khảo sát 43 doanh nghiệp tại tỉnh này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố đƣợc các doanh nghiệp đánh giá quan trọng nhất trong việc ảnh hƣởng đến NLCT kinh doanh là nguồn nhân lực, tiếp sau là cơ sở vật chất, chính sách và chiến lƣợc doanh nghiệp, marketing,… [76] Thông qua đó, tác giả đƣa ra 4 khuyến nghị cho các doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang: (i) Chú trọng đến chính sách giá và sản phẩm; (ii) Đẩy mạnh các hoạt động liên kết với các nhà cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng; (iii) Tích cực đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ của các nhà quản lý cũng nhƣ nhân viên; (iv) Chủ động tham gia vào các hoạt động về du lịch để quảng bá hình ảnh cũng nhƣ các sản phẩm du lịch.
Nguyễn Thị Quỳnh Hƣơng (2018) với luận án tiến sỹ “Nâng cao năng lực
cạnh tranh của điểm đến du lịch Hạ Long, Quảng Ninh - Việt Nam”, trƣờng Đại học
lịch Hạ Long. Tác giả sử dụng khung nghiên cứu để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hạ Long thông qua các yếu tố cấu thành và trên cơ sở so sánh với đối thủ cạnh tranh. Theo đó, đề xuất 05 nhóm giải pháp giúp nâng cao NLCT điểm đến của du lịch bao gồm: (i) phát triển nguồn nhân lực theo hƣớng chuyên nghiệp; (ii) phát triển sản phẩm du lịch theo hƣớng đa dạng hóa; (iii) tổ chức quản lý điểm đến hiệu quả; (iv) nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật; (v) đẩy mạnh nghiên cứu thị trƣờng, quảng bá hình ảnh và thƣơng hiệu [28].
Bài viết “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (Economic Studies), số 12/2019 của Nguyễn Quyết Thắng và Đỗ Thị Ninh. Các tác giả đã xác định các yếu tố cạnh tranh của các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã sử dụng kết hợp phƣơng pháp định tính và định lƣợng để tiến hành khảo sát 308 du khách đã và đang lƣu trú khách sạn 4-5 sao. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố có ảnh hƣởng mật thiết tới NLCT khách sạn gồm: (i) trình độ tổ chức và phục vụ khách; (ii) giá cả; (iii) hình ảnh; (iv) sản phẩm và dịch vụ và (v) cơ sở vật chất kỹ thuật [54]. Theo đó, các tác giả đƣa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao NLCT các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Cao Tuấn Phong (2019) với luận án tiến sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh để
phát triển du lịch: Nghiên cứu trường hợp Cát Bà”, Học viện Khoa học xã hội là
công trình nghiên cứu có tính tham khảo về NLCT du lịch của một địa phƣơng cụ thể. Tác giả tiến hành phân tích thực trạng ngành du lịch và đánh giá NLCT của du lịch Cát Bà, Hải Phòng thông qua 4 tiêu chí: (i) Nguồn lực thừa hƣởng, (ii) Nguồn lực tạo thêm, (iii) Nguồn lực phụ trợ, (iv) Chính sách du lịch, hoạch định, phát triển, (v) Quản lý điểm đến [46]. Từ đó tác giả đề xuất, kiến nghị 4 nhóm giải pháp nâng cao NLCT du lịch của địa phƣơng này tƣơng ứng với 4 tiêu chí đánh giá trên.