Khái niệm điểm đến du lịch

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch việt nam trong bối cảnh mới trường hợp tỉnh hải dương (Trang 49 - 52)

7. Kết cấu của luận án

2.1.2. Khái niệm điểm đến du lịch

Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên để di chuyển đến nơi khác nhằm đáp ứng nhu cầu theo những mục đích khác

nhau. Vậy điểm đến du lịch có thể đƣợc hiểu là một thuật ngữ thƣờng đƣợc sử dụng gắn liền với khu, vùng; địa điểm tham qua du lịch. Địa điểm du lịch có thể là khu vực lớn trên thế giới nhƣ các lục địa (châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ,…) hoặc có thể là một vùng, một quốc gia, thậm chí một địa phƣơng, một hòn đảo nhất định. Hầu hết các điểm đến đƣợc cấu thành bởi những điểm hấp dẫn du lịch, giao thông đi lại, khả năng tiếp cận điểm đến, nơi ăn nghỉ, các tiện nghi và dịch vụ bổ sung.

Theo Trần Thị Minh Hòa, điểm đến du lịch là:“những điểm có tài nguyên du lịch nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách, hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững” [22].

Nguyễn Văn Mạnh và Nguyễn Đình Hòa (2009) cho rằng, “Điểm đến du lịch là một địa điểm mà chúng ta có thể cảm nhận đƣợc bằng đƣờng biên giới về địa lý, đƣờng biên giới về chính trị hay đƣờng biên giới về kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút và đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch” [39, tr.341].

Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) đƣa ra định nghĩa “Điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một đêm. Nó bao gồm các sản phẩm du lịch nhƣ các dịch vụ hỗ trợ, điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày. Nó có các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trƣờng. Các điểm đến du lịch địa phƣơng thƣờng bao gồm nhiều bên hữu quan nhƣ một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn” [140].

Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cho rằng: “Điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một đêm. Nó bao gồm các SPDL nhƣ các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày. Nó có các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trƣờng. Các điểm đến du lịch địa phƣơng thƣờng gồm nhiều bên hữu quan nhƣ một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn” [137, tr.70]. Đây là định nghĩa tƣơng đối đầy đủ và đƣợc chấp nhận.

Theo Điều 4 Luật Du lịch (Việt Nam, 2005), “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”. Điểm đến du lịch có thể là vùng du lịch tùy theo quy mô lớn, nhỏ. Theo đó, điểm du lịch đƣợc xem là quy mô nhỏ đƣợc hiểu là “nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa - lịch sử hoặc kinh tế, xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ”; Điều 24 quy định điểm du lịch

có đủ các điều kiện đƣợc công nhận là điểm du lịch cấp quốc gia, bao gồm: (i) Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lƣợt khách tham quan một năm, và (ii) Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch.

Khái niệm điểm đến du lịch trong Luật Du lịch (2017) gồm: Thứ nhất, điểm đến du lịch là nơi có tài nguyên du lịch đƣợc đầu tƣ khai thác phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, nếu không có cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cần thiết phục vụ du khách thì ngay cả những điểm đến sở hữu nguồn tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn cũng không thể trở thành điểm đến du lịch; Thứ hai, khu du lịch là khu vực có ƣu thế về tài nguyên du lịch, đƣợc quy hoạch, đầu tƣ phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trƣờng.

Dù chƣa có sự thống nhất hoàn toàn về thuật ngữ, nhƣng đến nay đa số các học giả, nhà quản lý cho rằng “Điểm đến du lịch” là một khái niệm bao trùm hơn so với những khái niệm về điểm thăm quan, điểm nghỉ dƣỡng, điểm dịch vụ, v.v. và có thể hiểu:“Điểm đến là một không gian địa lý nơi có tiềm năng tài nguyên du lịch, có

các điều kiện để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, điểm dịch vụ và tổ chức các hoạt động du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch”.

Điểm đến du lịch có quy mô khác nhau từ khu vực, quốc gia, đến các lãnh thổ địa lý, hành chính khác nhau trong mỗi quốc gia nơi diễn ra hoạt động du lịch. Có thể phân loại điểm đến du lịch theo các cấp độ nhƣ sau:

Điểm đến du lịch cấp độ khu vực: Trên thị trƣờng du lịch thế giới, cạnh tranh

nguồn khách trở nên gay gắt, các nƣớc trong từng châu lục, từng khu vực khác nhau trên thế giới vừa hợp tác vừa cạnh tranh để thu hút nguồn du khách thông qua tuyên

truyền, quảng cáo, xúc tiến du lịch. Sự phân chia các điểm đến du lịch này không chỉ cho biết số lƣợng khách du lịch quốc tế của khu vực mà còn cho biết thu nhập du lịch từ khu vực này. Mỗi khu vực không chỉ đón tiếp khách du lịch quốc tế từ các châu lục khác đến mà còn đón tiếp khách du lịch từ các nƣớc trong khu vực.

Điểm đến du lịch cấp độ quốc gia: Các quốc gia trong khu vực vừa hợp tác

với nhau để xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch của khu vực, nhƣng cũng vừa cạnh tranh thu hút nguồn du khách đến với đất nƣớc mình. Mỗi quốc gia không chỉ đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch để xây dựng hình ảnh của đất nƣớc ra thế giới, mà còn phải hoàn thiện các quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách cũng nhƣ tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các DN.

Điểm đến du lịch cấp địa phương: thƣờng là đơn vị hành chính trong một

quốc gia, hay khu vực trong quan hệ với vùng, khu vực khác trong một quốc gia. Nhiều điểm du lịch không chỉ mang tính địa phƣơng mà là thƣơng hiệu du lịch của quốc gia.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch việt nam trong bối cảnh mới trường hợp tỉnh hải dương (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)