PHÂN TÍCH VỀ MẶT HÌNH THỨC [4]

Một phần của tài liệu MÔN HỌC : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TÌM HIỂU KHU VỰC GA HÀNG ĐẬU – GA NAM LONG BIÊN TP HÀ NỘI (Trang 27 - 34)

Hình 13: Hỉnh ảnh bia nước Hàng Đậu

Người Pháp gọi tháp nước Hàng Đậu là Đài Đầu, vì tòa tháp ở ngay đầu thành phố. Trong khi đó người dân quen gọi đây là nhà máy nước tròn, hoặc bốt Hàng Đậu vì công trình này rất giống một lô cốt lớn.

Về bối cảnh xây dựng tháp nước Hàng Đậu, vào cuối thế kỷ 19, nhu cầu về nước sạch ở Hà Nội là rất cấp thiết khi thành phố đã trải qua mấy trận dịch nặng nề đến nỗi người đại diện cho nước Pháp đứng đầu ở Đông Dương là ông Tổng trú sứ Paul Bert cũng lâm bệnh mà chết.

Điều này khiến người Pháp phải hoàn thiện hệ thống cấp nước theo lối châu Âu, thay vì phụ thuộc nguồn nước giếng, nước mưa hay nước ao, hồ đánh phèn theo kiểu dân gian. Vào năm 1894, hai nhà máy nước được xây dựng: Một ở Yên Phụ gần khu Thành cổ, một ở Đồn Thủy thuộc khu nhượng địa.

Vì thế, còn có tháp nước Đồn Thủy với kiến trúc giống tháp nước Hàng Đậu y như đúc. Tòa tháp này ngày nay nằm trong khuôn viên Xí nghiệp Kinh doanh Nước Sạch Hoàn Kiếm ở cuối phố Đinh Công Tráng, ít người biết đến vì vị trí khá khuất nẻo.

Các tháp nước này là những công trình đầu tiên ghi dấu sự thay đổi bộ mặt thành thị của Hà Nội, khi lần đầu “nước sạch” xuất hiện. Nước từ độ cao của tháp có áp lực chảy vào hệ thống đường ống dẫn, ban đầu tới những vòi nước máy công cộng, rồi dần dần vươn tới các công thự và nhà riêng.

Hình 14: Hình ảnh cửa sổ của Bốt Hàng Đậu

Tuy vậy, trong những thập niên đầu tiên, lợi ích mà người dân được hưởng từ tháp nước Hàng Đậu là khá hạn chế. Trước cửa tháp nước Hàng Đậu, người Pháp

đã đặt các van hãm để điều tiết việc cấp nước vào các khu của người Pháp và người Việt theo ý muốn.

Có thể nói hệ thống cấp nước hiện đại được người Pháp xây dựng trước hết để phục vụ bộ máy cai trị, phần thừa ra mới đến với dân Việt.

Tới những năm 1960, chức năng chính của tháp nước mới ngừng khi chính quyền Việt Nam DCCH nâng cấp nhà máy nước Yên Phụ và thay đổi công nghệ truyền dẫn nước sạch. Tuy nhiên, ống ngầm phía dưới tháp hiện vẫn nằm trong hệ thống tuyến ống truyền dẫn nước của thành phố.

Trải qua nhiều năm chiến tranh, tháp nước Hàng Đậu hầu như không bị hư hại bởi bom đạn. Tuy nhiên, vào thập niên 1990 tháp từng nhiều lần bị đe dọa phá dỡ vì mục đích kinh doanh.

Trong nhiều năm, tháp bị “bao vây” bởi hàng chục kiôt buôn bán. Cho tới năm 2003, tháp mới được trả lại không gian thoáng đãng.

Đến năm 2010, tháp nước Hàng Đậu được chỉnh trang nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Trong dịp này, hàng cửa sổ dưới cùng của tháp bị bịt kín nhằm ngăn những người vô ý thức phóng uế, vứt rác vào trong, lớp vữa cũ được bóc ra để trát mới, mái tôn được lợp lại.

III. PHÂN TÍCH YẾU TỐ TỶ LỆ

Hình 17: Hình ảnh mặt cắt đứng công trình kiến trúc

Nhìn chung, mặt đứng kiến trúc công trình chưa được đồng bộ, Diện tích vỉa hè bị người dân lấn chiếm làm buôn bán.

- Dãy nhà số chẵn có độ cao trung bình là 12m, và phân bố đồng đều, số tầng của nhà ở trung bình là 4 tầng, một số vị trí có số tầng cao hơn lên đến 5 hoặc 6 tầng.

- Dãy nhà số lẻ có độ cao trung bình là 10m, tương đương mỗi hộ có số tầng trung bình là 3 tầng, thỉnh thoảng có một số công trình cao đột biết, các công trình thuộc phố Phan Đình Phùng có độ cao cao hơn bên phố Hàng Đậu, trung bình là 6- 7 tầng, tương đương độ cao khoảng 15m

IV. PHÂN TÍCH VỀ GIAO THÔNG LIÊN KẾT

Tháp nước Hàng Đậu nằm ở ngã sáu các phố Hàng Đậu-Hàng Than-Quan Thánh-Phan Đình Phùng-Hàng Cót-Hàng Giấy.Việt Nam là nước có lượng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô khá lớn vì thế lượng phương tiện lưu thông trong các giờ cao điểm là tương đối lớn, bên cạnh đó với đặc thù là khu phố cổ nên lượng phương tiện phục vụ cho nhu cầu du lịch của khách nước ngoài là tương đối lớn

Ga Hàng Đậu), tuyến đường sắt trên cao, tuyến ga Nam Long Biên đang đã và đang được quy hoạch và vận hành.

Khu vực ga Hàng Đậu (ga ngầm) và ga Nam Long Biên (ga nổi) có vị trí đặc biệt, nhu cầu đi lại khu vực cao ( đi chợ, du lịch, làm việc,….) Vì thế khu vực 2 ga cần đóng vai trò đầu mối giao thông ở khu vực phía bắc trung tâm thành phố, nơi tuyến số 1, tuyến số 2 và hành lang xe buýt chính của thành phố gặp nhau. Bởi vậy, sự có mặt của 2 nhà ga sẽ tác động mạnh mẽ tới cảnh quan và giao thông hiện có để đáp ứng tốt vai trò của khu vực trong tương lai.

Một phần của tài liệu MÔN HỌC : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TÌM HIỂU KHU VỰC GA HÀNG ĐẬU – GA NAM LONG BIÊN TP HÀ NỘI (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)