VI. PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CỦA THIẾT KẾ ĐÔ THỊ[7]
2. Định hướng thời gian
Đô thị là quá trình của sự tích luỹ lịch sử, trong quá trình hình thành vào phát triển của luôn có sự đổi mới, không gian và kiến trúc của đô thị luôn luôn khồn ngừng chuyển hóa.
- Thiết kế đô thị quan tâm đến sự biến hóa của môi trường hình thể đô thị trong một thời gian dài: Bốt Hàng Đậu- Tháp nước Hàng Đậu xây dựng vào năm 1894 ( trước cả thời gian xây dựng cầu Long Biên) được xây dựng với mục đích cấp nước sinh hoạt cho các công sở của bộ máy cai trị, các dịnh thự của người Pháp sau đó mới đến các khu phố cổ của dân bản địa mà chủ yếu là các vòi nước công cộng. Đến năm 1960, chức năng chính của tháp nước mới ngừng khi nâng cấp nhà máy nước Yên Phụ và thay đổi công nghệ truyền dẫn nước sạch. Trải qua thời gian dài, tháp nước có lúc bị dần lãng quên trong nhếch nhác, có lúc chuyển đổi công năng thành quán nhậu, xong may mắn thay đến ngày nay nó đã được trở lại với dáng vẻ đĩnh đạc ngày xưa. Bây giờ tuy không còn công năng chứa nước và cấp nước, song nó lại tồn tại như một vật chứng, một chứng tích một thời nô lệ và độc lập, áp bức và giải phóng.
-Không xem xét chi tiết kiến trúc mà xem xét hình khối kiến trúc, chú trọng hình thức tổ hợp các công trình kiến trúc và hiệu quả của các hình thức tổ hợp đó đối với không gian: Lối kiến trúc của Bốt Hàng Đậu mang phong cách đậm chất của nước Pháp với tầng 1, ngoài 17 cửa sổ, còn một cổng ra vào mà hai cánh cổng là hai giải pháp trang trí được sử dụng quen thuộc ở các công trình xây dựng trong nước, ở chính quốc (Pháp) và trên thế giới thời đó. Giải pháp sử dụng vòm cuốn trên trán cửa và nhắc lại thành một nhịp liên tục chạy vòng quanh khối kiến trúc tầng 1, kết hợp một hệ thống cột đỡ theo dạng thức cột đá Hy Lạp cổ: cột dorique (dạng cột này là đơn giản nhất trong 3 dạng thức: dorique, ionique và corinthien). Hàng cột dorique này chỉ sử dụng nơi tầng 1 và đỉnh của chúng cũng là bệ đỡ cho những vòng cung
nhắc lại vòng cung cửa sổ, là điểm dừng cho những vòng cung cửa sổ và điểm dừng cho nhịp nhỏ trong cả hệ thống nhịp lớn chạy quanh chu vi công trình. Từ tầng 2 cho đến tầng 4 áp mái, cột dorique chỉ còn là những dải phân cách cho chiều thẳng đứng công trình, bề ngang cột thì vẫn tương đương với các cột tầng 1 nhưng càng lên cao càng mỏng dần kết hợp với những dải viền chu vi phân tầng tạo nên những mô-tip cục bộ, càng lên cao càng giảm bóng để cho nhẹ bớt cảm thức áp đảo. Kết thúc giải pháp thiết kế trang trí toàn thể, nơi tầng 4 áp mái, nhà thiết kế đã cho chạy một đường diềm vòng quanh công trình bằng 18 tổ hợp hình kỷ hà: vuông, tròn kế tiếp nhau vừa để kết thúc vừa để nhắc lại nét khắc cuối cùng đã được sử dụng nơi tầng 1.
Cách mà các kiến trúc sư thiết kế tạo ra một không gian gần gũi, tỷ lệ của công trình làm không gian trở lên hành tráng, kéo lại gần con người hơn bởi lối kiến trúc cổ, vật liệu quen thuộc, màu sắc được lưu giữa theo thời gian,…