Tiêu chí và kí hiệu

Một phần của tài liệu MÔN HỌC : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TÌM HIỂU KHU VỰC GA HÀNG ĐẬU – GA NAM LONG BIÊN TP HÀ NỘI (Trang 54)

VIII. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ CỦA THIẾT KẾ ĐÔ THỊ[7]

7. Tiêu chí và kí hiệu

Dịch vụ thương mại dọc tuyến đường kết nối hai nhà ga rất phát triển với mô hình kinh doanh đa dạng. Kèm theo đó xuất hiện các biển quảng cáo cũng vô cùng phong phú , tuy nhiên biển quảng cao ở khu vực này không đồng đều về thiết kế

Nhưng đó lại là yếu tố đặc trưng để nhận diện cửa hàng hay của khu vực ga Hàng Đậu. Nếu nhưng không có yếu tố này thì yếu tố đặc trưng sẽ không đạt được.

8. Các đường đi bộ

Đây là yếu tố liên quan đến yếu tố vị nhân sinh. Muốn 1 không gian đô thị được trở lên hấp dẫn thì phải phụ thuộc vào yếu tố này. Nếu không thì sẽ không đủ sức hấp dẫn, cảm nhận sẽ bị rời rạc bởi các yếu tố phương tiện, tốc độ. Khi mà yếu tố cảm nhận thông qua yếu tố cảm thụ, cảm xúc thì phải liên quan đến yếu tố người đi bộ, không gian đi bộ.

Hình 35: Hình ảnh đi bộ về đêm

IX. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA THIẾT KẾ ĐÔ THỊ [7]1. Đặc trưng công trình kiến trúc. 1. Đặc trưng công trình kiến trúc.

Đây là yếu tố tạo lập lên chất lượng của không gian đô thị. Vì đặc trưng của công trình kiến trúc có thể là hình thái, khối tích, cấu trúc, tầng cao và nó là giới hạn không gian của đô thị có thể là tuyến đường , quảng trường, không gian sinh hoạt chung.

Cung cấp những đặc trưng của cộng đồng láng gièng trực tiếp với những yếu tố chất lượng của mật độ cao đô thị . Yếu tố này cho thấy được giá trị nhận diện, bởi vì láng giềng này tương tác tương hỗ với nhau. Mật độ, độ cao công trình liên quan rất nhiều đến yếu tố giá trị của không gian đô thị.

Hình 36: Bốt nước Hàng Đậu

Bốt nước Hàng Đậu – nằm trên phố Hàng Đậu, bên cạnh là vườn hoa Vạn Xuân. Bốt nước Hàng Đậu được xem như một công trình văn hóa lịch sử tiêu biểu và là nét đẹp văn hóa từ thời Pháp thuộc.

Lối kiến trúc của Bốt Hàng Đậu mang phong cách đậm chất của nước Pháp với

tầng 1, ngoài 17 cửa sổ, còn một cổng ra vào mà hai cánh cổng là hai giải pháp trang trí được sử dụng quen thuộc ở các công trình xây dựng trong nước, ở chính quốc (Pháp) và trên thế giới thời đó. Giải pháp sử dụng vòm cuốn trên trán cửa và nhắc lại thành một nhịp liên tục chạy vòng quanh khối kiến trúc tầng 1, kết hợp một hệ thống cột đỡ theo dạng thức cột đá Hy Lạp cổ: cột dorique (dạng cột này là đơn giản nhất trong 3 dạng thức: dorique, ionique và corinthien). Hàng cột dorique này chỉ sử dụng nơi tầng 1 và đỉnh của chúng cũng là bệ đỡ cho những vòng cung nhắc lại vòng cung cửa sổ, là điểm dừng cho những vòng cung cửa sổ và điểm dừng cho nhịp nhỏ trong cả hệ thống nhịp lớn chạy quanh chu vi công trình. Từ tầng 2 cho đến tầng 4 áp mái, cột dorique chỉ còn là những dải phân cách cho chiều thẳng đứng công trình, bề ngang cột thì vẫn tương đương với các cột tầng 1 nhưng càng lên cao càng mỏng dần kết hợp với những dải viền chu vi phân tầng tạo nên những mô-tip cục bộ, càng lên cao càng giảm bóng để cho nhẹ bớt cảm thức áp đảo. Kết thúc giải pháp thiết kế trang trí toàn thể, nơi tầng 4 áp mái, nhà thiết kế đã cho chạy một đường diềm vòng quanh công trình bằng 18 tổ hợp hình kỷ hà: vuông, tròn kế tiếp nhau vừa để kết thúc vừa để nhắc lại nét khắc cuối cùng đã được sử dụng nơi tầng 1.

2. Trải nghiệp đường phố.

Đây là quá trình thay đổi theo không gian và thời gian. Và là yếu tố quan trọng, vì chính nó tạo ra giá trị đặc trưng, giá trị văn hóa, giá trị nhận diện về chất lượng không gian của mỗi đô thị. . Trải nghiệm đó có thể là dọc theo một tuyến phố và đồng thời cũng theo thời gian trong ngày các đặc tính gắn với các tuyến phố đi bộ và nâng cao sự tương tác xã hội trên những tuyến phố liền kề với khu vực phát triển dự án.

một tuyến phố nhưng tuyến phố đó không nằm độc lập mà có sự gắn kết, chuyển tiếp giữa các không gian đô thị lân cận. Có thể là yếu tố quảng trường, trục đường giao nhau, nút giao thông,… mà có thể kết nối với không gian lân cận khác. Thông qua sự trải nghiệm không gian, đường phố sẽ có một sự tương tác giữa con người với con người, tăng thêm sự gắn kết, gắn bó với nhau. Tốc độ cuộc sống, lối sống của không gian đô thị sẽ làm cho con người ta không còn thời gian tương tác với nhau và khi đó là mối liên kết giữa con người xa dần nhau, tính thờ ơ với những sự kiện trong không gian đô thị xảy ra nhiều.

Sự liên kết không gian các công trình kiến trúc tuyến phố trục đường Phùng Hưng- Phan Đình Phùng. Phố Phan Đình Phùng là không gian công cộng vườn hoa Vạn Xuân, tiếp đến là không gian trên tuyến phố Phùng Hưng. Đến phố Hàng Đậu là nút giao Bốt Hàng Đậu với sự giao nhau của 6 con phố Phan Đình Phùng, Hàng Cót, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Hàng Than và Quán Thánh. Tiếp đó là Bốt Hàng Đậu, ở mỗi địa điểm nhau sẽ mang lại cho chúng ta một cảm giác khác nhau.

Hình 38: Hình ảnh phố Phùng Hưng

3. Sự biểu đạt của công trình kiến trúc.

Đây là hình thái bộc lộ ra bên ngoài từ màu sắc, đường nét kiến trúc. Chất lượng không gian và thị giác như hình khối, tổ hợp, vật liệu và chi tiết tác động đến 1 khu vực riêng biệt, hoàn cảnh đô thị và phát triển bền vững. Mỗi không gian đó tạo ra bản sắc riêng, hình thái riêng có đặc trưng về kiến trúc, không gian, hình khối công trình,… kết hợp lại với nhau sẽ tạo ra bản sắc và nét riêng biệt của công trình. Công trình kiến trúc biểu đạt cho chúng ta rất nhiều về cấu trúc hình thể; đồng thời cũng biểu đạt rất nhiều về trình độ khoa học kĩ thuật công nghệ ứng dụng trong khai thác trong xây dựng công trình kiến trúc.

Với dự án tìm hiểu khu vực Ga Hàng Đậu, vai trò của các công trình kiến trúc rất là quan trọng, sự biểu lộ của các công trình kiến trúc cổ điển với các đường nét đặc trưng riêng biệt thời Pháp thuộc hay các nét vẽ, điêu khắc trên bức tường trên các tuyến phố rất đặc sắc và nổi bật.

Bốt Hàng Đậu mang phong cách đậm chất châu Âu từ thời kì Pháp thuộc. Đài nước hình tròn, đường kính 19m, tường cao hơn 20m, kể cả nóc là 25m, hình chóp nón. Ta thấy được rằng, đây là một công trình có điểm nhấn mang tính biểu tượng cao, có sức hút và là điểm nhấn của trục trung tâm của phố Hàng Đậu. Để tránh cái cảm giác nặng nề do chất liệu xi măng đá hộc gây nên, người thiết kế nên Bốt Hàng Đậu cũng cố gắng bao phủ phía ngoài công trình bằng các chi tiết thẩm mỹ bắt mắt và tạo cảm giác mềm mại nhờ các vòm cửa hình vòng cung, các mô-típ trang trí sắt uốn, các đường diềm phân tầng, các hình kỷ hà vuông tròn tiếp nối chạy vòng quanh thành những giải phân tầng nhẹ nhõm.

Hình 40: Bốt Hàng Đậu qua các thời kì

4. Tiếp cân công trình kiến trúc.

Khi tiếp nhận vào công trình đấy chúng ta gặp thách thức nào, công trình có khoảng lùi hay không, có bãi đỗ xe hay không, hay chúng ta liên kết trực tiếp . Mỗi cách tiếp cận đó sẽ tạo ra một hiệu quả khai thác không gian . Và đó là lý do tại sao khi sử dụng không gian công cộng hầu như có chỉ có một bậc để đi vào công trình vì nó phục vụ cho lợi ích của mọi người, mọi tầng lớp có thể sử dụng được.

Thiết kế các tuyến đi bộ và lối vào cho phương tiện cơ giời, khả năng tiếp cận và định vị lối vào của từng không gian kiến trúc bằng phương tiện cơ giới, đi bộ vì nó phục thuộc vào tính chất dặc trưng phân lộ giới của khu đất. Thiết kế tổ hợp công trình kiến trúc có định hình cho không gian sân, khoảng lùi, không gian trống, không gian xanh bên trong những công trình đó, từ đó định vị tiếp cận công trình. Và đó là sự chuyển thể, nhận diện, một tín hiệu nhận diện được khả năng tiếp cận. Bản chất cũng là sự chỉ dẫn lối vào cho không gian công trình kiến trúc và phải có

Đối với khu vực ga Hàng Đậu, các công trình về nhà dân, công trình công cộng, … đều có khoảng lùi.

Hình 41: Bức tranh trên khu phố Phùng Hưng

X. CẢNH QUAN VÀ KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ

Đặc điểm không gian và không gian chủ yếu:

 Không gian đô thị là không gian tuần tự có liên hệ với nhau, là không gian có công năng khác nhau, diện tích khác nhau, hình thải khác nhau như quảng trường, đường phố, công viên, cây xanh, sân vườn trong nhà... tương hỗ giao hoả với nhau thành một chuỗi hệ thống.

 Thiết kế đô thị nhằm duy trì tính liên tục và hoàn chỉnh của không gian, khiến hành vi và tuyển nhân của con người không bị cắt đoạn 2 hình thành các khu đi bộ vả sự hoả nhập liên tục,

 Thiết kế đô thị chủ yếu là thiết kế không gian công cộng của đô thị, trong đó quảng trưởng và đường phố chiếm vai trò chủ đạo

D. KẾT LUẬN

I. NỘI DUNG HỒ SƠ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT

1. Bản đồ hiện trạng: Kiến trúc, cảnh quan, không gian công cộng, các khung cảnh hoạt động văn hoá- xã hội và các trang thiết bị đô thị.

2. Bản đồ đánh giá tổng hợp (kiến trúc, cảnh quan, không gian công cộng, các khung cảnh hoạt động văn hoá - xã hội và các trang thiết bị đô thị) và phân chia các khu vực thiết kế đô thị.

3. Các phương án sơ đồ cấu trúc hình tượng khu vực thiết kế đạt (thiết kế ý tưởng).

4. Tổng mặt bằng thiết kế kiến trúc, cảnh quan, không gian đô thị và tỷ lệ theo phương án chọn.

5. Các bản vẽ thiết kế triển khai chi tiết các khu vực và các yếu tố kiến trúc, cảnh quan, không gian công cộng và các trang thiết bị đô thị

6. Hệ thống các ô phố, công trình kiến trúc, xây dựng. 7. Hệ thống công viên, vườn hoa, cây xanh và mặt nước.

8. Hệ thống các không gian công cộng (đường phố, quảng trường, không gian trống).

9. Các hệ thống trang thiết bị đô thị. 10. Các mặt cắt triển khai chủ yếu.

II. KẾT LUẬN THIẾT KẾ ĐÔ THỊ CỦA DỰ ÁN

Về phương diện tạo lập những quần thể kiến trúc đô thị, người Pháp thực hiện đầy đủ được những đồ án quy hoạch và kiến trúc, dẫn tới sự ra đời của không gian kiến trúc - thẩm mỹ, mang dấu ấn lịch sử của một thời kì hào hùng.

Ở phố Hàng Đậu là một con phố trong 36 phố phường của thành phố Hà Nội. Một mảnh ghép đặc biệt của phố cổ Hà Nội với những nét đặc trưng như Bốt Hàng Đậu, vườn hoa Vạn Xuân,… các kiến trúc chủ đạo, sự liên kết chúng về hình khối, độ cao, về diện mạo kiến trúc.

Với việc thiết kế đô thị, quy hoạch tuyến đường sắt đô thị, ga Hàng Đậu và ga Nam Long Biên sẽ là điểm kết nối các khu vực trong và ngoại thành Hà Nội lại với nhau. Và đồng thời sẽ đem lại những trải nghiệm thú vị cho người dân và khác du lịch nước ngoài khi đến đất nước Việt Nam.

Đồ án thiết kế đô thị khu vực ga Hàng Đậu – ga Nam Long Biên đã đáp ứng được tính toàn vẹn của thiết kế đô thị. Tạo ra một cấu trúc không gian đô thị phức hợp hài hòa về các yếu tố tỷ lệ công trình, hình thức của không gian đô thị. Đã làm tăng tính hình ảnh đô thị bằng việc tạo thêm các điểm nhấn kiến trúc, điểm nhấn không gian. Tính hiệu quả của đồ án được thể hiện thông qua các đặc trưng công trình kiến trúc, cải tạo chỉnh trang lại công trình kiến trúc lịch sử cổ; sự biểu đạt của công trình kiến trúc, với đường nét kiến trúc tinh tế, họa tiết sắc xảo, tỷ lệ hình khối công trình; tiếp cận công trình kiến trúc, khoảng lùi công trình cho bãi đỗ xe, không gian mở trước công trình, không gian trống, không gian xanh,… đã làm tăng hiệu quả khai thác không gian.

E. HỆ THỐNG TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bài tiểu luận có tham khảo một số Bài giảng, tài liệu, trang mạng điện tử sau: [1]: “Bài giảng chuyên đề Thiết kế đô thị” do TS.KTS Lê Trọng Bình- Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội biên soạn.

[2]: Trang mạng điện tử https://dothivietnam.org/2012/11/08/ciamdencnu/.

Bài viết “ Cội nguồn thiết kế đô thị: từ ciam đến cnu – gốc rễ và những nhà lập thuyết của thiết kế đô thị hiện đại ” posted by dzung do thi on tháng mười một 8, 2012 in lịch sử, thiết kế đô thị

[3]: Trang điện tử http://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/

[4]: Trang điện tử https://kientrucsuvietnam.vn/

[5]: Dự án Nghiên cứu thực hiện phát triển ĐSĐT gắn kết với phát triển đô thị ở Hà Nội, Việt Nam(HAIMUD2))

[6]: Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

[7]: Nội dung giảng dạy môn học Chuyên đề 1- Thiết kế đô thị của giảng viên TS. KTS Phạm Anh Tuấn.

Một phần của tài liệu MÔN HỌC : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TÌM HIỂU KHU VỰC GA HÀNG ĐẬU – GA NAM LONG BIÊN TP HÀ NỘI (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)