Cơ sở lý luận – phương pháp nghiên cứu [1]

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ: THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TRỤC ĐƯỜNG LÊ LỢI – QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 35 - 37)

1. Lý luận về địa điểm (Place)

 Lý luận đem những nghiên cứu về nhu cầu, văn hóa, xã hội và tự nhiên đối với con người hòa nhập vào những nghiên cứu về không gian đô thị. [1]

 Thông qua sự phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường hình thể đô thị đó mà nắm vững những nhân tố nội tại của hình thái không gian đô thị. [1]

 Lý luận này cho rằng hoạt động của con người là yếu tố cơ bản quyết định hình thức đô thị, hình thức đô thị ra đời trên cơ sở hoạt động xã hội, để ra việc quan hệ hài hòa của con người phải phản ánh vào trong kết cấu đô thị, từ đó đạt được sự hài hòa giữa con người với môi trường đô thị.

 Nghiên cứu các hoạt động của con người và cảm nhận của họ về nơi chốn để xác định tính đặc trưng của từng địa điểm, từng khu vực. →Tổ chức hoat động trên cơ sở nhu cầu của con người.

2. Lý luận hình nền (Figure-Ground)

 Nghiên cứu quy luật tồn tại giữa không gian và thực thể đô thị. [1]

 Mỗi một đô thị có một mô thức không gian và thực thể riêng -> xác định cấu trúc không gian (tích cực-tiêu cực) của đô thị + động thái và xu hướng phát triển xây dựng đô thị. [1]

 Lý luận bắt nguồn từ nghiên cứu tri giác thị giác trong tâm lý học: sau khi cảm thụ các mảng vật thể thì có thể xây dựng một hình ảnh tổng thể tức là hình thành tri giác (mang tính tuyển chọn).

Hình 28: mối liên hệ hình nền

- Giúp ích cho việc xác định các không gian mở bên ngoài công trình và từ đó cấu thành nên hệ thống các thực thể công trình và môi trường xung quanh mà giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.

- Không gian công cộng chính của khu vực là trục đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ được giới hạn bởi dãy công trình 2 bên

- Kiến trúc các công trình đặc trưng tạo hình thái không gian riêng biệt

- Công trình xây dựng với mật độ cao, dày đặc

- Ba khu vực tạo cảm nhận không gian đặc biệt : khu vực trước Nhà hát thành phố, khu vực trước UBND TP và khu vực trước chợ Bến Thành.

3. Lý luận liên hệ (Linkage)

 Đây là lý luận về quy luật liên hệ “tuyến tính” tồn tại trong các yếu tố cấu thành trong nghiên cứu môi trường hình thái đô thị. [1]

 Những loại tuyến này gồm: [1]

o Tuyến giao thông.

o Không gian công cộng mang tính chất tuyến và tuyến thị giác.

 Nghiên cứu về các hướng định tuyến cho khu vực, địa điểm sao cho sự liên kết giữa chúng dẫn dắt sự di chuyển và bố trí các vật thể theo tuyến. →Xác định hành lang liên hệ thị giác và định hướng di chuyển, trình tự không gian.

Hình 29: hành lang liên hệ thị giác

- Khu vực có định hướng di chuyển tốt, hành lang di chuyển đơn giản và ít vật cản

- Có nhều không gain thay đổi và các công trình định hướng

- Trục đường Lê Lợi là hành lang di chuyển chính, rộng và có tính định hướng cao nhờ cạnh biên công trình 2 bên, dải cây xanh và các không gian lịch sử ở2 điểm đầu và cuối

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ: THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TRỤC ĐƯỜNG LÊ LỢI – QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)