chu kỳ và hệ số cản liên tục cập nhật sau mỗi vòng lặp. Một cách khác hơn, trong FEMA-356 trình bày một phương pháp hệ số chuyển vị (DCM) để thay thế cho phương pháp trong ATC40, và chuyển vị mục tiêu tở mỗi tầng của công trình được
tính bằng cách nhân các hệ số lại với nhau, ta có thể tham khảo công thức sau: 2 0 1 2 3 2 e t a T C C C C S g (2.1)
Trong đó: C0 là hệ số hiệu chỉnh dựa trên phổ chuyển vị của hệ SDOF tương đương với chuyển vị mái của hệ kết cấu MDOF. C1được hiểu là hệ số tương quan giữa biến dạng cực đại mong muốn của hệ khung đàn hồi và biến dạng của hệ đàn hồi tuyến tính. Hệ số C2có kể đến ảnh hưởng của vòng lặp trễ, sự suy biến độ cứng, sự giảm độ bền trên đáp ứng chuyển vị cực đại và hệ số hiệu chỉnh. Và hệ số C3đại diện sự gia tăng biến dạng phát sinh từ hiệu ứng P-bỏ qua hệ số độ cứng.
Te : chu kỳ dao động chính
Sa : gia tốc phổ tại các chu kỳ dao động chính của nền và hệ số cản của kết cấu theo hướng xem xét.
Giá trị của hệ số trên là một con số cụ thể và được tìm trên những kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên cũng có một số hạn chế trong cách tiếp cận này như tính chính xác của phương pháp phổ khả năng trong ATC-40 là không cao khi thiếu sự hội tụ hoặc có sai số lớn trong một số trường hợp. Phương pháp chuyển vị trong FEMA-356 thì thiếu kết quả nghiên cứu của hệ số C1. Gần đây đã có một số tác giả đã nghiên cứu và chỉnh sửa những thiếu sót này như trong báo cáo FEMA-440. Sau đó không lâu một nghiên cứu về tính chính xác của việc phát triển phương pháp tĩnh phi tuyến trong FEMA-440 được thực hiện bởi Akkar và Metin năm 2007 [17]. Qua đó cung cấp cho chúng ta một đánh giá về biến dạng khá tốt.