Phân biệt biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong luật tố tụng hình sự với biện pháp tạm

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28)

với biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong các ngành luật khác

Khi cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong bất kỳ lĩnh vực nào thì đều dẫn đến một hậu quả pháp lý chung đó là tạm dừng việc xuất cảnh đối với đối tượng bị áp dụng trong một thời hạn nhất định. Tuy nhiên, tạm hoãn xuất cảnh trong TTHS có những điểm khác biệt so với tạm hoãn xuất cảnh trong các lĩnh vực pháp luật khác.

Như đã đề cập, trong tố tụng dân sự, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, xử phạt vi phạm hành chính,… pháp luật cũng cho phép áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh24

. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh và quy định biện pháp tạm hoãn xuất cảnh như: Nghị định số 136/2007/NĐ-CP; Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019); Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019; Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự; Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015… Do tính chất của mỗi ngành luật là khác nhau nên nếu so sánh tạm hoãn xuất cảnh trong các lĩnh vực này với tạm hoãn xuất cảnh trong TTHS thì giữa chúng có những điểm khác nhau khi quy định về các nội dung như: Căn cứ, đối tượng, thẩm quyền, thời hạn, trình tự, thủ tục áp dụng.

Thứ nhất, BLTTHS năm 2015 quy định biện pháp tạm hoãn xuất cảnh được áp

dụng khi có căn cứ và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc bỏ trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ. Trong các văn bản quy phạm pháp luật khác thì căn cứ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh rộng hơn, điều chỉnh nhiều khía cạnh hơn, chẳng hạn như: Theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, thi hành án dân sự thì nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để đảm bảo thi hành án.25

Có yêu cầu của người được thi hành án26

về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với người có

23 Lê Huỳnh Tấn Duy, Trần Thị Hà (2020), tlđd (11), tr.7.

24

Lê Huỳnh Tấn Duy, Trần Thị Hà (2020), tlđd (11), tr.5.

25 Khoản 3, khoản 4 Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.

26 Điểm a khoản 1,Điều 51 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020).

nghĩa vụ thi hành án. Xét thấy cần ngăn chặn ngay việc bỏ trốn27 của những người có hành vi vi phạm pháp luật. Vì lý do cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng.28

Khi có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.29

Khi có các căn cứ nêu trên thì những đối tượng thuộc các trường hợp này sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh. Như vậy, căn cứ áp dụng tạm hoãn xuất cảnh trong các văn bản quy phạm pháp luật này là rất đa dạng, điều chỉnh ở phạm vi rộng, nhiều căn cứ để áp dụng hơn so với BLTTHS. Những căn cứ này không chỉ hỗ trợ kịp thời cho việc ngăn chặn hành vi phạm tội, ngăn chặn hành vi bỏ trốn hay tiêu hủy chứng cứ mà còn để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án, nghĩa vụ với nhà nước khi có hành vi vi phạm pháp luật, chưa hoàn thành nghĩa vụ về thuế hoặc vì đảm bảo an toàn cho sức khoẻ cộng đồng, an ninh quốc gia.

Thứ hai, về đối tượng áp dụng BPNC tạm hoãn xuất cảnh, BLTTHS năm 2015

quy định: “Có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo”30 khi có các căn cứ theo luật định. Theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì đối tượng có thể bị áp dụng BPNC này đa dạng hơn rất nhiều, cụ thể:

Một là, Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất

cảnh nếu đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm; có hành vi phạm hành chính về xuất, nhập cảnh theo quy định của Chính phủ31. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo Luật Thi hành án hình sự. Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh

27 Khoản 6, khoản 7 Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.

28

Khoản 8 Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.

29 Khoản 9 Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.

30 Khoản 2 Điều 124 BLTTHS năm 2015.

31

chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.32

Hai là, Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong

các trường hợp: Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh, thuơng mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Toà án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh. Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Vì lý do quốc phòng, an ninh.33

Như vậy, công dân Việt Nam hay người nước ngoài thì đều có điểm chung là sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh nếu là bị can, bị cáo, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố theo quy định của BLTTHS năm 2015. Ngoài ra, BPNC tạm hoãn xuất cảnh còn được áp dụng cho những đối tượng đang phải chấp hành án theo Luật thi hành án hình sự, những người có nghĩa vụ theo Luật thi hành án dân sự, chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với các cơ quan quản lý thuế, cơ quan xử phạt vi phạm hành chính, đang mang dịch bệnh có tính lây lan, việc xuất cảnh có vi phạm về hành chính hoặc gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Thứ ba, về thẩm quyền áp dụng. BLTTHS năm 2015 trao quyền áp dụng

BPNC tạm hoãn xuất cảnh cho: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử,34 Thẩm phán chủ toạ phiên toà.35 Theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác cho thấy nhiều chủ thể có thẩm quyền quyết định việc tạm hoãn xuất cảnh, áp dụng BPNC tạm hoãn xuất cảnh, đó là: Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chủ tịch Hội đồng

32 Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.

33

Điều 28, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019);

34 Khoản 1 Điều 113 BLTTHS năm 2015.

35

cạnh tranh, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an; Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an, Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Người đứng đầu cơ quan thanh tra, kiểm tra trung ương,…

Vì đặc thù của mỗi ngành luật là khác nhau nên pháp luật TTHS chỉ trao quyền áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh cho một số người tiến hành tố tụng nhất định. Trong khi đó, ở các lĩnh vực khác thẩm quyền quyết định áp dụng BPNC tạm hoãn xuất cảnh không chỉ được trao cho cơ quan, người tiến hành tố tụng mà tuỳ từng trường hợp, tuỳ từng đối tượng mà pháp luật trao quyền cho cả cơ quan, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và một số cơ quan, người có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, BLTTHS năm 2015 quy định về thời hạn áp dụng BPNC tạm hoãn xuất cảnh như sau: “Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá

thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.”36

Khác với BLTTHS năm 2015 khi quy định về thời hạn áp dụng BPNC tạm hoãn xuất cảnh, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định “Thời hạn tạm hoãn

xuất cảnh không quá 03 năm và có thể gia hạn”37. Tuy nhiên, không quy định rõ về

số lần và thời gian được phép gia hạn. Cùng với đó, tuỳ từng trường hợp mà Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định về thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh như sau: Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của BLTTHS; thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này; thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 01 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 01 năm; thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 06 tháng; thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ

36 Khoản 2 Điều 124 BLTTHS năm 2015.

37 Khoản 3 Điều 28 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

Công an hay trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh, nếu không được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh và không bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì đương nhiên được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.38

Các quy định trên cho thấy BLTTHS năm 2015 quy định thời hạn áp dụng dựa vào giai đoạn giải quyết vụ án hình sự và không quy định trực tiếp thời hạn gia hạn vào Điều 124. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) và Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 thì tuỳ từng trường hợp mà quy định thời hạn áp dụng và thời hạn gia hạn tạm hoãn xuất cảnh. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy trái với quy định cụ thể, chi tiết cho cả thời hạn áp dụng và thời hạn gia hạn tạm hoãn xuất cảnh cho từng trường hợp được quy định tại Điều 38 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 thì quy định về vấn đề này trong Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) còn chung chung, không rõ thời hạn áp dụng và thời hạn gia hạn chính xác cho từng trường hợp. Điều này dẫn đến sự tuỳ nghi trong quá trình ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh của cơ quan, người có thẩm quyền đồng thời có thể xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng BPNC này.

Như vậy, cùng một hậu quả pháp lý là đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh sẽ bị tạm dừng việc xuất cảnh nhưng tùy từng trường hợp và tùy từng mục đích, bản chất khác nhau của từng ngành luật và quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật mà căn cứ, đối tượng, thẩm quyền, thời hạn áp dụng và một số yếu tố khác xung quanh biện pháp tạm hoãn xuất cảnh có những đặc điểm riêng biệt.

38

Kết luận Chƣơng 1

Qua phân tích, đánh giá quy định của pháp luật cùng những nội dung liên quan trong các giáo trình chuyên ngành trên bình diện khoa học, Chương 1 của luận văn đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, đưa ra khái niệm hoàn chỉnh mang tính bao quát và đầy đủ hơn, khắc phục những hạn chế trong các khái niệm trước đó về BPNC tạm hoãn xuất cảnh. Khái niệm này giải thích nghĩa của cụm từ “tạm hoãn xuất cảnh”, nêu rõ mục đích và thẩm quyền, đối tượng, căn cứ, thời hạn áp dụng BPNC tạm hoãn xuất cảnh trong TTHS.

Thứ hai, cho thấy tạm hoãn xuất cảnh trong TTHS là một BPNC mang đầy đủ

những đặc điểm của BPNC nói chung và có những điểm riêng về căn cứ, đối tượng, thẩm quyền, thời hạn áp dụng so với quy định tạm hoãn xuất cảnh trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Thứ ba, cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng BPNC tạm hoãn xuất cảnh để kịp

thời ngăn chặn người bị nghi thực hiện tội phạm, người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc để bảo đảm thi hành án. Biện pháp này có ý nghĩa quan trọng về cả phương diện lập pháp và phương diện áp dụng pháp luật. Góp phần hiệu quả vào quá trình giải quyết vụ án hình sự và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đồng thời hạn chế sự xâm phạm đến các quyền cơ bản của công dân.

Cuối cùng, tạm hoãn xuất cảnh được bổ sung vào BLTTHS năm 2015 là sự kế

thừa có chọn lọc và hoàn thiện hơn nữa các quy định hiện hành, đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện của pháp luật TTHS Việt Nam. Bởi vì, BPNC này được xây dựng dựa trên những cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý chặt chẽ và thực tiễn áp dụng pháp luật nhằm giải quyết các vướng mắc trong quá trình áp dụng của cơ quan tiến hành tố tụng. Góp phần hoàn thiện chế định BPNC nói riêng và pháp luật TTHS nói chung.

CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP TẠM HOÃN XUẤT CẢNH

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

2.1. Căn cứ và đối tƣợng áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)