Thủ tục áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 46 - 49)

tụng hình sự

2.3.1. Thủ tục áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự sự

Nghiên cứu nội dung Điều 124 BLTTHS năm 2015 cho thấy Điều luật này chỉ quy định về đối tượng, căn cứ, thẩm quyền và thời hạn áp dụng mà không quy định về thủ tục áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh.

Thay vào đó, trình tự, thủ tục áp dụng BPNC này được điều chỉnh bởi một số văn bản quy phạm pháp luật khác, cụ thể như sau:

- Đối với công dân Việt Nam, trước khi Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 được ban hành, thì cơ quan, người có thẩm quyền sẽ áp dụng quy định tại khoản 2, 3 Điều 22 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP như sau:

2. Các cơ quan có thẩm quyền nêu tại các điểm a, b, c, d, khoản 1 Điều này

khi quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải gửi văn bản thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an, nêu rõ các yếu tố nhân thân của người chưa được xuất cảnh và thời hạn chưa cho người đó xuất cảnh, để thực hiện. Khi hủy bỏ quyết định đó cũng phải thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an để thực hiện.

3. Cơ quan nào quyết định chưa cho công dân xuất cảnh thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho công dân đó biết, trừ trường hợp vì lý do đảm bảo bí mật cho công tác điều tra tội phạm và lý do an ninh”.

Tiếp đó, tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 21/2011/TT-BCA quy định như sau: “2. Văn bản thông báo về quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Khoản 1 Điều này được gửi tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an ngay sau khi người có thẩm quyền ra quyết định.

Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm tiếp nhận và tổ chức thực hiện các quyết định đó theo các quy định tại Mục 2 của Thông tư này.

Và quy định cách thức thông báo quyết định tạm hoãn xuất cảnh tại các khoản 2, 3, 4 Điều 6 của Thông tư này như sau:

“2. Văn bản thông báo này được gửi ngay tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh bằng cách trực tiếp, qua đường công văn hoặc đường chuyển phát nhanh của bưu điện.

3. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh (kể cả khi gia hạn và giải tỏa các quyết định này) có trách nhiệm thông

báo bằng văn bản cho người có nghĩa vụ chấp hành các quyết định đó biết, trừ trường hợp vì lý do cần giữ bí mật cho công tác điều tra tội phạm hoặc lý do an ninh.

4. Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo quyết định tạm hoãn xuất cảnh của Bộ trưởng Bộ Công an nêu tại gạch đầu dòng thứ hai, điểm c Khoản 1 Điều 4 Thông tư này tới cơ quan, người có thẩm quyền đã đề nghị tạm hoãn xuất cảnh”.

Sau đó, trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp tạm hoãn xuất cảnh cũng được quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 39 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019:

“1. Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này.

5. Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện ngay việc tạm hoãn xuất cảnh,… sau khi tiếp nhận quyết định của người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật này”.

- Đối với người nước ngoài tại Việt Nam, trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp được căn cứ theo quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 29 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019):

“6. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh,… được gửi ngay cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và công bố cho người bị tạm hoãn xuất cảnh để thực hiện.

7. Sau khi nhận được quyết định tạm hoãn xuất cảnh,… cơ quan quản lý xuất

nhập cảnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện”.

Hiện nay, Thông tư số 79/2020/TT-BCA ngày 14/7/2020 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh (Thông tư số 79/2020/TT-BCA) là văn bản áp dụng đối với cả hai nhóm đối tượng là công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam.

Trong đó, nội dung về trình tự, thủ tục thực hiện các quyết định tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh được quy định như sau:

“Điều 2. Hình thức trao đổi

1. Quyết định, đề nghị tạm hoãn xuất cảnh,… của cơ quan, người có thẩm quyền gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh bằng một trong các hình thức sau: trực tiếp,

qua đường công văn, chuyển phát nhanh; phải thực hiện quy định về bảo mật thông tin, tài liệu.

2. Quyết định, đề nghị tạm hoãn xuất cảnh,… phải là bản chính, đầy đủ thông tin theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.”

Theo đó, các cơ quan, người có thẩm quyền đã quyết định, đề nghị tạm hoãn xuất cảnh thực hiện đầy đủ, chính xác các nội dung của các biểu mẫu liên quan đến việc áp dụng BPNC tạm hoãn xuất cảnh tại Điều 3 Thông tư số 79/2020/TT-BCA.

Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà các cơ quan, người có thẩm quyền lựa chọn biểu mẫu tương ứng với mục đích áp dụng.

Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ thực hiện kiểm tra, xử lý thông tin theo quy định tại khoản 1, 4 Điều 5 Thông tư này như sau:

“1. Đối với quyết định tạm hoãn xuất cảnh,…:

a) Khi nhận được quyết định tạm hoãn xuất cảnh,… , Cục Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra thông tin xuất nhập cảnh, trường hợp đã xuất cảnh hoặc… , Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo theo mẫu M05 cho cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định này;

b) Trường hợp chưa xuất cảnh hoặc… , trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cập nhật thông tin vào chương trình quản lý, thông báo đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh, cơ quan liên quan.

4. Trường hợp đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh phát hiện người có nghĩa vụ chấp hành quyết định tạm hoãn xuất cảnh,… , phải thông báo ngay kết quả thực hiện về Cục Quản lý xuất nhập cảnh để thống nhất quản lý; thông báo cho cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định để phối hợp xử lý (nếu có yêu cầu).”

Đồng thời, Thông tư số 79/2020/TT-BCA cũng quy định trách nhiệm của Cục Quản lý xuất nhập cảnh và Văn phòng Bộ Công an trong các công tác liên quan đến việc áp dụng BPNC tạm hoãn xuất cảnh như sau:

“Điều 6. Trách nhiệm của Cục Quản lý xuất nhập cảnh

1. Tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận quyết định, đề nghị tạm hoãn xuất cảnh,… của cơ quan, người có thẩm quyền.

2. Kiểm tra nội dung, hình thức quyết định, đề nghị tạm hoãn xuất cảnh,… nếu chưa đúng thẩm quyền hoặc thông tin không đầy đủ thì yêu cầu bổ sung.

3. Chủ trì tổ chức phổ biến, hướng dẫn cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện Thông tư này.

Điều 7. Trách nhiệm của Văn phòng Bộ Công an

Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xuất nhập cảnh xây dựng quy trình của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền về việc tạm hoãn xuất cảnh,… .”

Tác giả cho rằng, tuy các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên không thuộc ngành luật TTHS nhưng quy định về trình tự, thủ tục một cách cụ thể và chặt chẽ giúp cơ quan, người có thẩm quyền thuận tiện trong việc áp dụng pháp luật. Ngược lại, BLTTHS năm 2015 không quy định thủ tục áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh là một điểm hạn chế về kỹ thuật lập pháp. Bởi lẽ, thủ tục áp dụng là một trong những nội dung quan trọng của BPNC nói chung và tạm hoãn xuất cảnh nói riêng thuộc phạm vi điều chỉnh của BLTTHS.

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)