Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 60)

CỦA PHÁP LUẬT VÀ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN

CỦA PHÁP LUẬT VÀ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN

CỦA PHÁP LUẬT VÀ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN

Để nghiên cứu đầy đủ hơn nữa về các vấn đề pháp lý liên quan đến tạm hoãn xuất cảnh cũng như thực tiễn áp dụng BPNC này thì không thể chỉ dừng lại ở việc phân tích, đánh giá quy định về tạm hoãn xuất cảnh trong BLTTHS năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Vì vậy, tác giả đã tiến hành thu thập, tổng hợp số liệu về các trường hợp áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và ba tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu. Tình hình áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong hai năm 2018 và 2019 tại các tỉnh, thành trên được phản ánh qua bảng sau:75

Tỉnh/TP

Năm TP.HCM Bến Tre Bạc Liêu Trà Vinh Trung bình

2018 539 270 253 159 305

2019 441 423 412 112 347

Phân tích bảng số liệu tác giả nhận thấy: Trung bình trong năm 2018 cơ quan Công an của các tỉnh, thành trên đã tạm hoãn xuất cảnh đối với khoảng 305 trường hợp và trong năm 2019 là 347 trường hợp.

Trong năm 2018, TP.HCM là địa phương áp dụng BPNC tạm hoãn xuất cảnh nhiều nhất với 539 trường hợp. Điều này cũng có thể lý giải vì TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn, thu hút dân cư từ nhiều tỉnh, thành phố và cả người nước ngoài đến làm việc, sinh sống và học tập. Theo đó tình hình tội phạm, mức độ phạm tội không chỉ phức tạp hơn mà số lượng vụ án hình sự cũng xảy ra nhiều hơn so với các địa

75

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)