Thời hạn áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 49 - 60)

hình sự

2.3.2.1. Thời hạn áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.59

Vì ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người bị áp dụng nên thời hạn áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 124 BLTTHS năm 2015 như sau: “Không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên

án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù”.

So sánh quy định về thời hạn áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh với các BPNC khác trong BLTTHS năm 2015 cũng như quy định tương ứng trong các văn bản quy phạm pháp luật khác cho thấy quy định này có điểm tương đồng về thời hạn áp dụng của các BPNC không tước tự do khác như: Bảo lĩnh60, đặt tiền để bảo đảm61, cấm đi khỏi nơi cư trú62

và tương đồng với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019: “Trường hợp quy

59

Khoản 1 Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2015.

60 Khoản 5 Điều 121 BLTTHS năm 2015.

61 Khoản 4 Điều 122 BLTTHS năm 2015.

62

định tại khoản 1 Điều 36 Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự”.

Ngoài điểm tương đồng trên thì quy định này tại các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau còn có những điểm khác biệt như sau:

Thứ nhất, biện pháp tạm hoãn xuất cảnh quy định tại BLTTHS năm 2015 được áp dụng ngay trong giai đoạn khởi tố nên về nguyên tắc thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo luật định.63

Thứ hai, khoản 2 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam

năm 2019 quy định thời hạn tạm hoãn xuất cảnh còn được áp dụng trong các trường hợp sau: “Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật

Thi hành án hình sự năm 2019”. Quy định này giúp đảm bảo thi hành án vì sự có

mặt của người phải thi hành án có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình thi hành án.

Thứ ba, quy định tại khoản 3 Điều 124 BLTTHS năm 2015 về thời hạn áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong TTHS khi so sánh với một số quy định tương ứng tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì có những điểm chưa đồng bộ, cụ thể như sau:

Khoản 5 Điều 29 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định: “Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải toả tạm hoãn xuất cảnh...

Người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm ra quyết định giải toả tạm hoãn xuất cảnh ngay sau khi điều kiện tạm hoãn không còn.”

Bên cạnh đó, khoản 11 Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định: “Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền ra quyết định gia hạn, huỷ bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh…”.

63

So sánh nội dung của hai quy định trên với nội dung quy định tại Điều 124 BLTTHS năm 2015 cho thấy nhà làm luật chưa quy định về gia hạn tạm hoãn xuất cảnh. Do vậy, khi vụ án có nhiều tình tiết phức tạp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh cần tiếp tục áp dụng BPNC này thì theo quy định hiện nay các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh mới mà không phải là gia hạn thời hạn áp dụng như quy định tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) và Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.

Quy định về thời hạn tạm hoãn xuất cảnh của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) cũng có điểm không tương đồng với BLTTHS năm 2015. Tại khoản 3 Điều 28 Luật này quy định: “Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 03 năm và có thể

gia hạn”. Đồng thời, thời hạn này được áp dụng trong tất cả lĩnh vực như: Vụ án

hình sự, vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình, thuế, hành chính, quốc phòng, an ninh.

Trong khi đó, thời hạn áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh quy định tại BLTTHS năm 2015 được tính theo từng giai đoạn tố tụng và không quy định trường hợp có thể gia hạn. Với quy định trong BLTTHS hiện hành thì tuỳ từng giai đoạn tố tụng khác nhau khi hết thời hạn luật định mà cần tiếp tục áp dụng BPNC này thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh mới với thời hạn tương ứng.

Thứ tư, ngoài những chủ thể có thẩm quyền được áp dụng biện pháp tạm hoãn

xuất cảnh quy định tại Điều 124 BLTTHS năm 2015 thì Điều 23 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng còn quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS (Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT) hướng dẫn về thời hạn áp dụng BPNC này khi gia hạn thời hạn điều tra, gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố64. Cụ thể như sau:

Một là, trường hợp thời hạn tạm hoãn xuất cảnh của bị can đã hết thì Cơ quan

điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định mới. Thời hạn áp dụng quyết định mới của Cơ

64

quan điều tra, Viện kiểm sát đối với bị can không quá thời hạn gia hạn điều tra, gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố.

Hai là, trường hợp thời hạn tạm hoãn xuất cảnh của Cơ quan điều tra vẫn còn

mà bằng hoặc dài hơn thời hạn quyết định việc truy tố theo quy định tại khoản 1 Điều 240 BLTTHS năm 2015, mà xét thấy cần tiếp tục áp dụng thì Viện kiểm sát tiếp tục sử dụng thời hạn tại quyết định của Cơ quan điều tra.65

Ba là, trường hợp thời hạn tạm hoãn xuất cảnh của Cơ quan điều tra vẫn còn

nhưng không đủ thời hạn để hoàn thành việc truy tố, mà xét thấy cần tiếp tục áp dụng thì chậm nhất 05 ngày trước khi hết thời hạn được ghi trong quyết định, Viện kiểm sát phải ra quyết định mới.

Như vậy, tuỳ từng trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sẽ căn cứ vào thời hạn tạm hoãn xuất cảnh còn lại để ra những quyết định phù hợp theo quy định của pháp luật.

2.3.2.2. Những hạn chế về thời hạn áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự

Nghiên cứu, phân tích nội dung quy định về thời hạn áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh tại khoản 3 Điều 124 trong BLTTHS năm 2015 tác giả nhận thấy một số hạn chế sau:

Thứ nhất, việcáp dụng BPNC này trong giai đoạn khởi tố được quy định như

sau: “Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin

về tội phạm, khởi tố…”. Về mặt lý luận và căn cứ vào cấu trúc của BLTTHS năm

2015, cụ thể là Chương IX cho thấy giải quyết nguồn tin về tội phạm là một bước thuộc giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. Do đó, cụm từ “Giải quyết nguồn tin về tội phạm” trong quy định trên là không phù hợp về giai đoạn tố tụng và dễ dẫn đến cách hiểu không chính xác rằng đây là một giai đoạn tố tụng độc lập.

Thứ hai, BLTTHS năm 2015 chưa có quy định điều chỉnh việc tạm hoãn xuất

cảnh đối với người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố trong trường hợp tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.66

Vì vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 124 BLTTHS năm 2015 thì khi hết thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội

65 Hướng dẫn này đã trả lời cho một vướng mắc trong thực tiễn được phát hiện bởi tác giả Nguyễn Đăng Lâm trong bài viết: “Những vướng mắc về thời hạn khi áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn truy tố”

(11/6/2018). Nguồn: Website VKSND tỉnh Phú Thọ http://vienkiemsattinhphutho.gov.vn/tin-tuc/VKSND- TP-Viet-Tri/29758/nhung-vuong-mac-ve-thoi-han-khi-ap-dung-bien-phap-ngan-chan-trong-giai-doan-truy-to

(truy cập ngày 16/02/2020).

66

phạm, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh mặc nhiên cũng hết hiệu lực và khi đó người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền xuất cảnh sang nước ngoài.

Tuy nhiên, khoản 3 Điều 148 BLTTHS năm 2015 quy định việc giám định, định giá tài sản hoặc tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được thực hiện khi tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Trong trường hợp sau khi tiến hành giám định, định giá tài sản hoặc nhận được kết quả tương trợ tư pháp, cơ quan có thẩm quyền có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can nhưng nếu bị can đã xuất cảnh sang nước ngoài thì sẽ gây ra nhiều khó khăn, tốn kém cho quá trình điều tra, truy tố và xét xử.

Về vấn đề này, có quan điểm cho rằng khi tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố mà việc giám định, định giá tài sản hoặc tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả thì có thể coi đây là quy định kéo dài thời hạn xác minh trong trường hợp đặc biệt. Do đó, vẫn có thể tiếp tục tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố để đảm bảo tính liên tục và hiệu quả cao nhất.67

Theo tác giả, quan điểm này không hợp lý vì khoản 1 Điều 148 BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ khi hết thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm tại khoản 1 Điều 147 BLTTHS năm 2015 mới được ra quyết định tạm đình chỉ. Hơn nữa, nếu việc tiến hành các hoạt động như giám định, định giá tài sản hoặc tương trợ tư pháp cần một thời gian dài mới có được kết quả mà cơ quan có thẩm quyền giải thích và áp dụng như cách hiểu của quan điểm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Đồng thời, tạm hoãn xuất cảnh có thể được áp dụng khi giải quyết nguồn tin về tội phạm (giai đoạn khởi tố vụ án hình sự) nhưng cả BLTTHS năm 2015 và Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT đều không có nội dung hướng dẫn về gia hạn thời hạn tạm hoãn xuất cảnh trong giai đoạn này.

Vì vậy, khi cần phải gia hạn thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm thì cơ quan, người có thẩm quyền có thể áp dụng tương tự nội dung hướng dẫn tại Điều 23 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT về thời hạn tạm hoãn xuất cảnh khi gia hạn thời hạn điều tra, gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố tại hay không?68

Thứ ba, về nguyên tắc thời hạn áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh không

được quá thời hạn truy tố theo quy định tại khoản 1 Điều 240 BLTTHS năm 2015.

67 Đồng Thị Lan Anh, tlđd (chú thích số 54).

68

Tuy nhiên, thời hạn này trong giai đoạn truy tố chưa được quy định rõ trong BLTTHS năm 2015.

Thời hạn quyết định việc truy tố được quy định dựa trên loại tội phạm mà bị can bị khởi tố, điều tra và có thể bao gồm cả tính phức tạp của vụ án.69

Tính từ khi Viện kiểm sát nhận được kết luận điều tra đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra đến khi Viện kiểm sát ra một trong các quyết định:

- Truy tố bị can trước Tòa án;

- Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

- Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.

Dựa vào các quy định hiện hành, tác giả phân tích nhằm chỉ ra một số điểm thiếu sót và bất cập như sau:

Một là, trường hợp sau khi ra quyết định truy tố bị can bằng bản cáo trạng thì trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 240 BLTTHS năm 2015 là không quá 03 ngày hoặc 10 ngày trong trường hợp vụ án phức tạp, Viện kiểm sát phải giao cáo trạng và hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền.

Như vậy, trong khoảng thời gian này quyết định áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh cũng như các BPNC khác không còn hiệu lực áp dụng vì thời hạn quyết định việc truy tố đã hết. Do đó, bị can có thể xuất cảnh ra nước ngoài và điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho Tòa án khi tiến hành các hoạt động tố tụng như khi xét xử sơ thẩm vụ án cần sự có mặt của bị cáo tại phiên toà.

Hai là, BLTTHS năm 2015 không quy định thời hạn áp dụng biện pháp tạm

hoãn xuất cảnh trong trường hợp trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung cho Cơ quan điều tra trong giai đoạn truy tố. Như phân tích phía trên, khi hết thời hạn truy tố bị can được phép xuất cảnh. Do vậy đặt ra vấn đề đó là có nên quy định đây là một trong những trường hợp được gia hạn thời hạn tạm hoãn xuất cảnh trong TTHS.

Ba là, đối với trường hợp đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm

đình chỉ vụ án đối với bị can, tác giả chia thành hai nhóm như sau:

- Nhóm 1: Trường hợp đình chỉ vụ án; đình chỉ vụ án đối với bị can;

- Nhóm 2: Trường hợp tạm đình chỉ vụ án; tạm đình chỉ vụ án đối với bị can. Căn cứ quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 125 BLTTHS năm 2015 thì mọi BPNC (trong đó có BPNC tạm hoãn xuất cảnh) đang áp dụng phải được huỷ bỏ. Do

69 Tối đa không quá 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá 45 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá 60 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

đó, thời hạn áp dụng BPNC tạm hoãn xuất cảnh mặc nhiên sẽ kết thúc khi thuộc trường hợp đình chỉ vụ án; đình chỉ vụ án đối với bị can. Quy định này cũng cho thấy BLTTHS năm 2015 chưa quy định thời hạn áp dụng BPNC tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp tạm đình chỉ vụ án; tạm đình chỉ vụ án đối với bị can. Vì vậy, thời hạn áp dụng BPNC tạm hoãn xuất cảnh sẽ được thực hiện theo quy định nào đối với 02 trường hợp này.

Thứ tư, tương tự như giai đoạn truy tố Điều 124 BLTTHS năm 2015 chỉ quy

định nguyên tắc chung đó là thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn xét xử mà chưa quy định thời hạn áp dụng BPNC này trong giai đoạn xét xử đối với các trường hợp như:Gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án hoặc hoãn phiên toà.

Do vậy, khi thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đã hết hoặc không đủ để áp dụng

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)