Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giữ theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 61 - 65)

* Hạn chế

Trong thời gian qua, trên cơ sở các quy định của BLTTHS và các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật liên quan đến BPNC nói chung và biện pháp tạm giữ nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan THTT trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo pháp chế và quan trọng nhất bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Các quy định liên quan đến tạm giữ đều được các cơ quan có thẩm quyền áp dụng đúng theo quy định của pháp luật, có căn cứ, bảo đảm đúng thẩm quyền. Nhìn chung các quy định về biện pháp tạm giữ đã khá chặt chẽ, rõ ràng từ đó đã hạn chế nhiều vụ việc xâm phạm đến quyền và lợi ích của công dân từ việc áp dụng tạm giữ để hạn chế quyền tự do của người bị tạm giữ. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đạt được vẫn một số khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng và nhiều vi phạm xảy ra trong quá trình áp dụng biện pháp tạm giữ trên thực tế.

Những vi phạm chủ yếu trong áp dụng biện pháp tạm giữ có thể kể đến như: CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chậm giao quyết định tạm giữ cho cơ sở giam giữ56, thực hiện tạm giữ nhưng thiếu thủ tục tạm giữ, tạm giữ không có căn cứ, vi phạm thời hạn tạm giữ và trả tự do cho người bị giữ hoặc qua công tác kiểm sát tạm giữ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Cơ quan có thẩm quyền không ghi ngày, giờ bắt đầu và kết thú của tạm giữ hoặc nếu có ghi thì cũng không đúng với quy định.

Là một trong những biện pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền và lợi ích của người bị áp dụng. Do đó, pháp luật tố tụng hình sự không bắt buộc trong mọi trường hợp phải áp dụng BPNC mà tùy thuộc vào từng loại hành vi, dạng vi phạm mà nhà làm luật sẽ căn cứ được quyết định. Tuy nhiên qua thực tiễn hiện nay tác giả nhận thấy rằng biện pháp tạm giữ vẫn là một trong những “ưu tiên” được lựa chọn và áp dụng. Những hạn chế nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân như:

* Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, số lượng người bị tạm giữ chiếm tỷ lệ cao (năm 2018 cả nước có tổng 62.038 người bị tạm giữ, tăng 535 người, tăng 0,86 % so với cùng kỳ. Mặc khác, hệ thống pháp luật làm căn cứ pháp lý chưa được sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh phù hợp với yêu cầu, tình hình mới và một số văn bản hướng dẫn thi hành còn bất cập nên đã ảnh hưởng tới việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp tạm giữ nói riêng trên thực tế.

Nguyên nhân chủ quan:

Do nhận thức, ý thức trách nhiệm, năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ điều tra, ĐTV, KSV còn nhiều hạn chế. Một số ĐTV, KSV chưa nhận thức được đầy đủ, đúng đắn về vị trí, vai trò, thẩm quyền của mình trong việc áp dụng biện pháp tạm giữ. Mặc khác, công tác cán bộ vừa thiếu về số lượng và yếu lẫn chất lượng. Đa phần ĐTV, KSV là người được chuyển từ bộ phận, khâu công tác khác đến hoặc là cán bộ trẻ mới bổ nhiệm nên chưa có sự hiểu biết và kinh nghiệm thực

56 Viện kiêm sát nhân dân cấp cao 2 (2018), Tài liệu tập huấn một số kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát tạm giữ, tạm giam và Thi hành án hình sự, Hà Nội. Cụ thể ghi nhận: còn tình trạng chậm giao lệnh, quyết định tạm giữ cho cơ sở giam giữ tại Trại tạm giam T17, BCA, Nam Định, Lạng Sơn, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Đak Nông, Bình Dương. Trong kỳ có 06 trường hợp quá thời hạn tạm giữ thuộc trách nhiệm của Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Đà Nẵng: 1; VKSND TP Hồ Chí Minh: 2; CQĐT cấp huyện: 03.

tiễn chưa cao. Do đó, yêu cầu phải chú trọng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghệp vụ, pháp luật và cả chế độ về bồi dưỡng sức khỏe, tinh thần để cán bộ ĐTV, KSV có đủ năng lực và sức khỏe thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ được phân công;

Bên cạnh đó sự phối hợp trong công tác về tạm giữ giữa các cơ quan liên ngành cần có sự phối hợp chưa chặt chẽ và thường xuyên vì nó có ảnh hưởng lớn đến quá quá trình thực thi pháp luật trên thực tế.

Vì BLTTHS năm 2015 có nhiều điểm sửa, bổ sung, thay thế mới do đó có nhiều quy định cần được hướng dẫn, giải thích cụ thể để quá trình áp dụng được nhất quán. Tuy nhiên, công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên dành cho cấp dưới cần kịp thời, thực tế và sâu sát hơn để đem lại những hiệu quả tối ưu nhất trong quá trình áp dụng pháp luật nói chung.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, luận văn chủ yếu phân tích làm rõ quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành quy định về biện pháp tạm giữ. Trong đó tập trung phân tích: căn cứ, đối tượng, thẩm quyền, thủ tục và thời hạn áp dụng đối với biện pháp tạm giữ. Từ những qui định của BLTTHS năm 2015, tác giả đối chiếu với quá trình áp dụng trên thực tế nhận thấy tuy pháp luật tố tụng hình sự hiện hành đã cơ bản quy định khá chi tiết, cụ thể, hoàn chỉnh về biện pháp tạm giữ nhưng thực tiễn áp dụng vãn còn nhiều hạn chế nhất định. Bằng cách lồng ghép nhiều ví dụ thực tế điển hình, sinh động và trực quan tác giả đã làm nổi bật lên những hạn chế, những quy định chưa đầy đủ, những cách làm chưa đúng, những cách hiểu chưa thống nhất trong quá trình vận dụng, áp dụng biện pháp tạm giữ trên thực tế. Để từ đó làm căn cứ cho những định hướng hoàn thiện pháp luật và đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện hiện nay.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIỮ

Một phần của tài liệu Biện pháp tạm giữ theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 61 - 65)