Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về định tộ

Một phần của tài liệu Định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 37)

tội danh Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ theo mặt khách quan của tội phạm

Qua việc phân tích một số vướng mắc trong thực tiễn định tội danh Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo mặt khách quan của tội phạm cho thấy việc định tội danh đối với tội phạm này còn có những vướng mắc nhất định và nguyên nhân của những vướng mắc này xuất phát từ các lý do sau:

- Về việc định tội danh đối với hành vi của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn trên đoạn đường đang thi công, chưa cho phép các phương tiện lưu thông: Với quy định hiện nay, đặc biệt là hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 TTLT số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC, chúng ta

chưa phân biệt rõ giữa “đường bộ đang thi công” với “công trường đang thi công” trên đường bộ, để từ đó, có thể xác định được hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện là hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ hay là hành vi vi phạm các quy tắc chung trong việc đảm bảo an toàn tính mạng của người khác.

- Về việc định tội danh đối với hành vi của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông và đã gây ra thiệt hại về tính mạng cho người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông đó do có hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì trong trường hợp này chỉ cần xử lý về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ với tình tiết định khung tăng nặng “Không

chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015 hay cần phải xử lý

thêm cả Tội chống người thi hành công vụ nữa.

- Về việc xác định dấu hiệu hậu quả của tội phạm tại Điều 260 BLHS. So với quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999 cũng như hướng dẫn tại Điều 2 TTLT số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định chi tiết việc xác định các mức độ hậu quả từ nghiêm trọng, rất nghiêm trọng đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì tác giả nhận thấy quy định của Điều 260 BLHS năm 2015 có nhiều lỗ hổng trong quy định về vấn đề này. Cụ thể, theo hướng dẫn của TTLT số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC thì có quy định sự tổng hợp giữa thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người và thiệt hại về tài sản cũng như có sự tổng hợp giữa thiệt hại về tính mạng và thiệt hại về sức khỏe của con người.30 Đến BLHS năm 2015, Điều 260 BLHS năm 2015 không quy định về dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng như trong quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999 về tội phạm tương ứng mà Điều 260 BLHS năm 2015 đã quy định thẳng ngay trong điều luật các mức độ về hậu quả này. Điều này giúp cho việc xác định tội phạm được chính xác, rõ ràng, dễ hiểu. Tuy nhiên, bên cạnh điểm tiến bộ này, Điều 260 BLHS năm 2015 đã không tiếp thu và kế thừa được hết các quy định về dấu hiệu hậu quả tiến bộ đã được hướng dẫn theo TTLT số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC mà cụ thể là sự tổng hợp giữa thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người và thiệt hại về tài sản cũng như sự tổng hợp giữa thiệt hại về tính mạng và thiệt hại về sức khỏe của con người dẫn đến

30

trên thực tiễn có một số trường hợp người phạm tội mặc dù gây ra thiệt hại cho xã hội lớn hơn nhưng lại phải chịu TNHS với khung hình phạt nhẹ hơn so với trường hợp người phạm tội gây ra hậu quả ít nghiêm trọng hơn.

Trên cơ sở xác định những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn định tội danh Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như trên, tác giả kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về các vấn đề này như sau:

Thứ nhất, về vấn đề đoạn đường bộ đang thi công.

“Đối với hành vi của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người khác trên đoạn đường bộ đang thi công thì TNHS của họ được xác định như sau:

- Trường hợp đoạn đường bộ đang thi công (chưa hoàn thành), bên thi công chưa bàn giao và chưa cho phép các phương tiện tham gia giao thông lưu thông thì đoạn đường bộ đang thi công này cần được coi là công trường đang thi công. Trường hợp phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển, hoạt động trên đoạn đường bộ đang thi công này mà gây tai nạn thì người điều khiển, sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ không bị truy cứu TNHS về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015 mà tùy từng trường hợp, có thể bị truy cứu TNHS về Tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 128 BLHS, Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính quy định tại Điều 129 BLHS hoặcTtội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người quy định tại Điều 295 BLHS theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 TTLT số 09/2013/TTLT-BCA-BQP- BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/8/2013.

- Trường hợp đoạn đường bộ đang thi công (chưa hoàn thành), bên thi công chưa bàn giao nhưng vẫn cho phép các phương tiện tham gia giao thông lưu thông trên chính đoạn đường đang thi công đó thì đoạn đường bộ đang thi công này không được coi là công trường đang thi công mà là đường bộ. Trường hợp phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển, hoạt động trên đoạn đường bộ đang thi công này mà gây tai nạn thì người điều khiển, sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bị truy cứu TNHS về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015”.

Thứ hai, về hành vi: “Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông”.

“- Trường hợp người tham gia giao thông có hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và còn có hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông thì hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông này có thể bị xử lý về Tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330 BLHS năm 2015.

- Trường hợp người tham gia giao thông đường bộ có hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển giao thông và vô ý gây ra cái chết cho người đó thì xử lý về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ với tình tiết định khung tăng nặng “Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông” quy định tại điểm d khoản 2 Điều Điều 260 BLHS năm 2015 mà không xử lý thêm về Tội chống người thi hành công vụ (Điều 330 BLHS năm 2015)”.

Thứ ba, về việc quy định hậu quả là dấu hiệu định tội và định khung hình

phạt của Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Điều 2 TTLT số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC đã rất tiến bộ khi có quy định về hậu quả hỗn hợp mà người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 BLHS năm 1999) gây ra, bao gồm quy định tổng hợp giữa các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản do người phạm tội gây ra. Trên cơ sở kế thừa tinh thần hướng dẫn này tại Điều 2 TTLT số 09/2013/TTLT- BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC vào quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015, tác giả kiến nghị cần sửa đổi quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015 liên quan đến dấu hiệu hậu quả của tội phạm là dấu hiệu định tội và định khung hình phạt như sau:

Một là, bổ sung vào khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015 điểm đ’ (nằm sau điểm đ và nằm trước điểm e khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015) với quy định:

“Làm chết 01 người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này”.

Hai là, bổ sung vào khoản 3 Điều 260 BLHS năm 2015 điểm a‟ và điểm a” (nằm

sau điểm a và nằm trước điểm b khoản 3 Điều 260 BLHS năm 2015) với quy định: - Điểm a‟: “Làm chết 02 người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này”.

- Điểm a”: “Làm chết 01 người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm e, g khoản 2 Điều này”.

Kết luận Chƣơng 1

Trong Chương 1 của Luận văn, tác giả đã phân tích quy định của pháp luật hình sự về yếu tố mặt khách quan của Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) với các dấu hiệu, gồm: hành vi khách quan của tội phạm, hậu quả của tội phạm và dấu hiệu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm. Đồng thời, tác giả cũng đi vào phân tích một số vướng mắc trong thực tiễn định tội danh Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo yếu tố mặt khách quan này. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc đó và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn rõ các nội dung sau đây:

Thứ nhất, hướng dẫn cụ thể khi nào thì đoạn đường bộ đang thi công được

coi là công trường đang thi công, khi nào thì đoạn đường bộ đang thi công được coi là đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ để việc định tội danh được chính xác.

Thứ hai, hướng dẫn về việc áp dụng pháp luật đối với trường hợp người tham

gia giao thông đường bộ có hành vi “Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông”.

Thứ ba, bổ sung vào Điều 260 BLHS năm 2015 các quy định sau đây:

- Bổ sung điểm đ’ vào khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015 với quy định:

“Làm chết 01 người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này”.

- Bổ sung điểm a’ vào khoản 3 Điều 260 BLHS năm 2015 với quy định:

“Làm chết 02 người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này”.

- Bổ sung điểm a” vào khoản 3 Điều 260 BLHS năm 2015 với quy định:

“Làm chết 01 người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm e, g khoản 2 Điều này”.

CHƢƠNG 2

ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI CỦA NGƢỜI ĐIỀU KHIỂN XE CÔNG NÔNG TRÊN ĐƢỜNG BỘ MÀ GÂY THIỆT HẠI VỀ

TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, TÀI SẢN CHO NGƢỜI KHÁC

Một phần của tài liệu Định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 37)