Quy định của pháp luật liên quan đến hành vi điều khiển xe công nông

Một phần của tài liệu Định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 37 - 39)

Xe công nông ở các vùng nông thôn mà đặc biệt là ở các tỉnh Tây Nguyên tồn tại trong đời sống sản xuất của người dân như một phương tiện, một nông cụ không thể thiếu vì xe công nông đáp ứng được nhu cầu cần thiết phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa, sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm địa hình vùng nông thôn, đặc biệt là vùng Tây Nguyên cũng như phù hợp với khả năng kinh tế của người nông dân.31

Theo thống kê vào giữa tháng 7/2017 của 5 tỉnh Tây Nguyên, toàn vùng có khoảng 125.000 chiếc xe công nông. Chính vì xe công nông được sử dụng rất phổ biến ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên như vậy cho nên loại xe này được coi như là một “loại xe đặc sản” ở Tây Nguyên mà chưa có phương tiện nào có thể thay thế được.32 Bên cạnh mặt tích cực là đáp ứng được nhu cầu của người dân như trên thì hệ lụy về sự mất an toàn giao thông do xe công nông gây ra ở Tây Nguyên nói riêng cũng như trong cả nước nói chung rất lớn mà cụ thể là các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng do xe công nông gây ra.

Dù xe công nông được sử dụng rất phổ biến ở một số khu vực nông thôn và thường gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nhưng hiện nay, Điều 260 BLHS năm 2015, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cũng như các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự đều không có quy định nào trực tiếp điều chỉnh đối với hành vi của người điều khiển xe công nông mà gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Hơn nữa, hiện nay cũng không có một khái niệm thống nhất thế nào là xe công nông33 cũng như kiểu dạng xe công nông ở những khu vực khác nhau có thể được chế tạo tương đối khác nhau nhưng có thể

31

“Xe công nông, máy kéo độ chế nhan nhản ở Tây Nguyên: Nông cụ khó thay thế”, https://www.atgt.vn/xe- cong-nong-may-keo-do-che-mat-atgt-nong-cu-kho-thay-the-o-tay-nguyen-d419712.html (truy cập ngày 10/7/2021).

32

Lê Kiến, “Ám ảnh đặc sản xe công nông ở Tây nguyên”, https://danviet.vn/am-anh-dac-san-xe-cong-nong- o-tay-nguyen-7777784253.htm (truy cập ngày 10/7/2021).

33

Ví dụ: Theo Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 24/3/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận Ban hành quy định quản lý xe công nông, xe cơ giới ba bánh và xe thô sơ ba, bốn bánh tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh, tại khoản 1 Điều 2 quy định: “Xe công nông là xe được lắp ráp từ các động cơ diezel một xi lanh và tận dụng các tổng thành ô tô, không có tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật. Các loại xe tương tự nhưng lắp ráp từ động cơ cũ của ô tô 4 xi lanh, 6 xi lanh được gọi chung là xe cơ giới 4 bánh tự chế (gọi chung là xe công nông,

đầu ngang, xe độ chế, xe bình bịch…)”. https://luattrongtay.vn/ViewFullText/Id/5c34d99e-5286-4b45-9443-

thấy đặc điểm chung của xe công nông là một loại xe tự chế, đã bị cấm lưu hành từ ngày 1/1/2008, không có tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật nên cũng không được đăng kiểm cũng như không được đăng ký cấp biển số.

Xét về quy định của pháp luật, có các văn bản điều chỉnh liên quan đến xe công nông như sau:

- Mục 1 Chỉ thị số 46/2004/CT-TTg ngày 9/12/2004 của Thủ tướng Chính Phủ về việc quản lý xe công nông tham gia giao thông đường bộ quy định: “Các Bộ, ngành ở Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, trách nhiệm của mình, cần chủ động phối hợp chặt chẽ để quản lý hoạt động của xe công nông tham gia giao thông đường bộ theo chủ trương chỉ đạo sau:

a) Tăng cường công tác quản lý nhà nước; tổ chức thực hiện nghiêm túc những quy định của Luật Giao thông đường bộ đối với xe công nông tham gia giao thông đường bộ, như xe phải có đăng ký đăng kiểm, xe có kết cấu tương tự ô tô phải được kiểm tra định kỳ chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, người điều khiển phải có giấy phép lái xe.

b) Đình chỉ việc sản xuất mới các loại xe công nông (trừ xe máy kéo nhỏ). Đối với số xe đã sản xuất hiện chưa có đăng ký, phải thực hiện kiểm tra nghiêm túc nếu đạt yêu cầu về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn hiện hành quy định cho loại xe này thì mới được đăng ký sử dụng. Đối với các xe đã được cấp đăng ký, thời hạn tối đa được tham gia giao thông đến ngày 31 tháng 12 năm 2007. Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể quy định thời hạn sớm hơn”.

Theo quy định tại Mục 1 Chỉ thị số 46/2004/CT-TTg ngày 9/12/2004 thì khi xe công nông là loại xe được phép lưu thông (được phép tham gia giao thông đường bộ) thì xe phải có đăng ký đăng kiểm, người điều khiển xe phải có giấy phép lái xe. Đồng thời, đối với các xe công nông đã được cấp đăng ký, thời hạn tối đa được tham gia giao thông là đến ngày 31/12/2007.

- Mục 2a Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông quy định: “Từ ngày 01/01/2008, đình chỉ lưu hành xe ô tô đã hết niên hạn sử dụng,

xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị tịch thu xử lý bán phế liệu, sung vào công quỹ”.

Như vậy, theo Chỉ thị số 46 ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ thì kể từ ngày

01/01/2008, xe công nông là loại xe bị cấm lưu hành, không được phép tham gia giao thông.

- Điểm c khoản 5 Điều 16 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính Phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: “c) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp

ráp trái quy định tham gia giao thông (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông)”.34

Thông qua các văn bản pháp luật hiện nay có thể thấy, tất cả các văn bản pháp luật đều quy định thống nhất rằng, xe công nông là loại xe tự chế, bị cấm lưu hành và không được phép tham gia giao thông đường bộ. Còn lại, các vấn đề khác liên quan đến xe công nông chưa được đề cập và quy định cụ thể.

Một phần của tài liệu Định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 37 - 39)