Một số vƣớng mắc trong thực tiễn định tội danh đối với hành vi của

Một phần của tài liệu Định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 39 - 52)

ngƣời điều khiển xe công nông trên đƣờng bộ mà gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của ngƣời khác

Thứ nhất, về việc xác định tội danh đối với hành vi của người điều khiển xe

công nông trên đường bộ mà gây ra thiệt hại về tính mạng cho người khác. Như đã phân tích ở trên, hiện nay pháp luật chỉ quy định xe công nông là loại xe bị cấm lưu hành, còn các vấn đề khác liên quan đến xe công nông thì không được quy định. Do đó, khi một người có hành vi điều khiển xe công nông trên đường bộ mà gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người khác thì hành vi này phạm tội gì vẫn còn có sự nhận thức và áp dụng chưa thống nhất trên thực tế. Qua quá trình khảo sát hơn 100 bản án liên quan đến vấn đề này, tác giả nhận thấy có hai quan điểm áp dụng pháp luật khác nhau đối với hành vi này là có Tòa án thì xử lý về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) nhưng có Tòa án lại xử lý về Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS). Ví dụ như các vụ án sau đây:

Vụ án thứ nhất35

Nội dung vụ án:

Ngày 2/1/2019, UBND xã Kim Xá ký hợp đồng với Công ty TNHH xây dựng và Xuất nhập khẩu K. Nội dung Công ty K nhận đổ bê tông các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã Kim Xá. Ngày 18/4/2019, ông V ký hợp đồng kinh tế với anh Trần Đức P với nội dung giao cho anh P thực hiện công việc vận chuyển, đổ

34

Điểm c khoản 5 Điều 16 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính Phủ.

35

bê tông và làm mặt bằng bê tông đường giao thông các tuyến đường giao thông nông thôn ở xã Kim Xá. Khoảng 7 giờ 30 phút ngày 22/4/2019, anh P thuê anh Đ, T, Cao Văn P và Nguyễn Văn Nam đổ bê tông đoạn đường liên xóm 1 thuộc thôn P, xã K. Anh P giao cho anh Đ điều khiển xe công nông tự chế (trên xe có gắn thùng trộn chứa bê tông dạng hình trụ tròn) của anh P chở bê tông từ đường tỉnh lộ 309 đến đổ, thi công. Khoảng 10 giờ 30 phút cùng ngày, sau khi đổ được khoảng 25m - 30m đường bê tông thì anh Đ dừng xe nghỉ giải lao và đi mua thuốc lá hút (xe dừng trước cổng nhà ông S), xe vẫn nổ máy để bê tông trên xe không bị đông cứng. Sau đó, Chu Văn L đang làm đường ống nước cho xóm ngõ, đã tự ý ngồi lên chiếc xe công nông tự chế rồi điều khiển xe lùi về hướng nhà ông T ở cùng thôn để đổ bê tông xuống đường. Khi L lùi xe đến sát tường cổng nhà ông S thì thành xe chạm vào tường cổng nhà ông S nên L điều khiển xe tiến về phía trước được khoảng 1m thì bánh xe phía sau bên phải của xe bị lún xuống đất làm thùng trộn chứa bê tông bị nghiêng về bên phải dẫn đến va đập vào phần bờ tường bao loan tiếp giáp với trụ cổng bên phải của gia đình ông S (theo hướng từ đường cái nhìn vào sân nhà ông S). Sau khi va chạm, phần tường bao loan, trụ cổng, cánh cổng bằng kẽm hộp của nhà ông S bị đổ, cánh cổng đổ vào phía trong và đè vào cháu B đang chơi ở sân nhà ông S. Hậu quả, cháu B bị thương nặng và tử vong sau đó.

Trong vụ án này, các CQTHTT đều có chung quan điểm khi xác định tội danh đối với hành vi của Chu Văn L như sau:

- Tại bản án HSST số 64/2019/HS-ST ngày 17/10/2019, TAND huyện Vĩnh Tường căn cứ khoản 1 Điều 128; điểm b, s khoản 1 Điều 51 BLHS, tuyên phạt bị cáo Chu Văn L 1 năm 6 tháng tù về tội “Vô ý làm chết người”. Ngày 17/10/2019 bị cáo L kháng cáo xin hưởng án treo.

- Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện VKSND tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị HĐXX chấp nhận kháng cáo của bị cáo, sửa bản án sơ thẩm theo hướng căn cứ khoản 1 Điều 128; điểm b, s khoản 1 Điều 51; Điều 65 BLHS, xử phạt L 1 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

- Tại bản án HSPT số 07/2020/HS-PT, TAND tỉnh Vĩnh Phúc chấp nhận kháng cáo của bị cáo L, căn cứ khoản 1 Điều 128; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 1, khoản 2, khoản 5 Điều 65 BLHS, xử phạt L 1 năm 6 tháng tù về tội “Vô ý làm chết người” cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 3 năm.

Trong vụ án này, cả Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm và VKSND tỉnh Vĩnh Phúc đều cho rằng L bị xét xử về tội Vô ý làm chết người quy định tại

khoản 1 Điều 128 BLHS là đúng với quy định pháp luật. Nhận định này của các CQTHTT tỉnh Vĩnh Phúc đều dựa trên cơ sở là Công văn số 761 ngày 4/5/2019 của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Vĩnh Phúc phúc đáp Văn bản số 224/CV- CQĐT ngày 25/4/2019 của CQCSĐT - Công an huyện Vĩnh Tường. Cụ thể: Ngày 25/4/2019, CQCSĐT - Công an huyện Vĩnh Tường có Công văn số 224/CV- CQĐT đề nghị Sở Giao thông Vận tải tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp cung cấp nội dung sau: Chiếc xe có đặc điểm nêu trên thuộc loại xe gì? Có được lưu hành hay không? Phạm vi sử dụng và hoạt động của chiếc xe này? (chiếc xe này có được hoạt động trên đường giao thông không)? Được quy định tại văn bản nào? Điều kiện để được điều khiển chiếc xe có đặc điểm như trên (có phải giấy phép lái xe hay không….)? Được quy định tại văn bản nào?

Ngày 4/5/2019, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Vĩnh Phúc có Công văn số 761 phúc đáp Văn bản số 224/CV- CQĐT ngày 25/4/2019 của CQCSĐT - Công an huyện Vĩnh Tường với nội dung: (1) Về phương tiện: Qua mô tả tại văn bản và hình ảnh phương tiện gửi kèm văn bản trên, thấy rằng phương tiện nêu trên là xe tự chế. Theo khoản 18, khoản 20 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 thì loại phương tiện này không thuộc phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng. (2) Về phạm vi hoạt động và điều kiện lưu hành: Do loại phương tiện trên không phải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng nên không được tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 21 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12. (3) Về điều kiện để điều khiển chiếc xe nói trên: Các hạng giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 không có nội dung quy định để điều khiển loại xe nói trên.

Như vậy, dựa vào Công văn số 761 ngày 4/5/2019 của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Vĩnh Phúc, các CQTHTT tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định chiếc xe công nông mà L điều khiển không phải là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng nên chiếc xe này không được tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 21 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ. Trong khi hành vi khách quan của Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 BLHS phải là hành vi tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ. Tuy Luật Giao thông đường bộ không quy định cụ thể thế nào là hành vi tham gia giao thông đường bộ nhưng thông qua quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ: “Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử

người đi bộ trên đường bộ” thì có thể hiểu hành vi tham gia giao thông đường bộ là:

(1) hành vi điều khiển, sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; (2) hành vi điều khiển, dẫn dắt súc vật; và (3) hành vi đi bộ trên đường bộ. Trong vụ án này, nếu L có hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì chỉ có thể thuộc dạng hành vi thứ nhất là “hành vi điều khiển, sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ”. Theo đó, khoản 21 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ quy

định: “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông

đường bộ và xe máy chuyên dùng”; trong đó, phương tiện giao thông đường bộ gồm

phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.36

Tuy nhiên, theo Công văn số 761 ngày 4/5/2019 của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Vĩnh Phúc thì chiếc xe công nông mà L điều khiển không phải là phương tiện tham gia giao thông đường bộ nên rõ ràng L không có hành vi điều khiển cũng như sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Hay nói cách khác, L không có hành vi tham gia giao thông đường bộ. Trong trường hợp này, hành vi của L chỉ là hành vi vi phạm quy tắc chung trong việc bảo đảm an toàn tính mạng sức khỏe của con người và thực tế đã gây ra hậu quả là cháu B chết. Do đó, hành vi của L cấu thành Tội vô ý làm chết người là đúng với quy định của pháp luật.

Theo quan điểm của tác giả, trong vụ án trên, việc các CQTHTT xác định L phạm Tội vô ý làm chết người theo quy định tại khoản 1 Điều 128 BLHS là không chính xác. Mặc dù theo Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ thì xe công nông là loại xe đã bị Nhà nước đình chỉ lưu hành từ ngày 1/1/2008 nhưng căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của chiếc xe thì chiếc xe mà L điều khiển được xem là loại xe cơ giới.37 Việc Nhà nước cấm lưu hành xe công nông không vì thế mà làm cho loại xe này không được coi là một phương tiện nữa. Do đó, theo quan điểm của tác giả, trong vụ án này, L đã có hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ (xe cơ giới bị cấm lưu thông) mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, trong trường hợp này là vi phạm quy định về lùi xe tại Điều 16 Luật Giao thông đường bộ38 và về hậu

36

Xem: Khoản 17, 18, 19 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

37

Khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự”.

38

Điều 16 Luật Giao thông đường bộ quy định: “1. Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi. 2. Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc”.

quả, đã gây ra cái chết cho cháu B nên hành vi của L trong trường hợp này phải bị xử lý về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 BLHS năm 2015 thì mới phù hợp. Hành vi của L không phải là hành vi vi phạm các quy tắc chung trong việc đảm bảo an toàn tính mạng của con người nên không thể xét xử L về Tội vô ý làm chết người theo Điều 128 BLHS được.

Trong vụ án ở trên, việc xác định Chu Văn L phạm Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS) hay Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) là ở chỗ, chiếc xe công nông do L điều khiển gây tai nạn làm cháu B chết có được coi là phương tiện tham gia giao thông đường bộ hay không. Nếu quan điểm cho rằng, chiếc xe công nông do L điều khiển không phải là phương tiện tham gia giao thông đường bộ thì L không có hành vi tham gia giao thông đường bộ cho nên L phạm Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS) là đúng với quy định của pháp luật. Ngược lại, nếu quan điểm cho rằng, chiếc xe công nông do L điều khiển là phương tiện tham gia giao thông đường bộ (mà cụ thể là xe cơ giới) thì L đã có hành vi tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, cho nên L phạm Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) mới đúng với quy định của pháp luật.

Thông qua vụ án này, một vấn đề pháp lý cần xác định rõ khi định tội danh đối với Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) là xe công nông có phải là phương tiện tham gia giao thông đường bộ hay không, nếu là phương tiện tham gia giao thông đường bộ thì đó là loại xe gì.

Vụ án thứ hai39

Nội dung vụ án:

Khoảng 8 giờ 30 ngày 29/4/2018, tại đường liên thôn thuộc xã Y, huyện T; sau khi đi giao hàng xong, Trần Quang V điều khiển xe công nông (không còn hàng trên xe), chở theo anh M ngồi ở phía sau thùng xe và bám vào thành xe đi theo hướng kênh xã Y đi UBND xã Y. Lúc này, trời sáng, có mưa nhỏ. V điều khiển xe đi trên đường liên thôn với tốc độ khoảng 40 - 50km/h và đi sát lề đường bên phải theo chiều đi. Khi gần đến ngã 3 đường đi vào thôn 4 và thôn 6 xã Y, V không cho xe giảm tốc độ nên không làm chủ được tay lái và đã đánh lái sang bên trái không đảm bảo an toàn, dẫn đến xe công nông do V điều khiển lao về phía vệ cỏ, dốc đường bên trái theo hướng di chuyển của xe công nông. Thấy xe công nông sắp lao

39

xuống dốc đường, V hô anh M nhảy ra khỏi xe công nông, rồi V nhảy ra khỏi xe công nông. Do anh M không kịp nhảy ra khỏi xe công nông nên đã cùng xe công nông lao xuống dốc bên trái đường. Xe công nông va chạm vào hàng rào sắt và đổ nghiêng sang bên phải. Anh M ngã ra, bị thương nặng và tử vong sau đó.

Trong vụ án này, VKSND và TAND huyện Thanh Trì đều có chung quan điểm khi xác định rằng hành vi của Trần Quang V phạm Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 vì V đã có hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và chiếc xe công nông mà V điều khiển là loại xe cơ giới đã bị Nhà nước cấm lưu hành. Cụ thể:

- Tại Bản cáo trạng số 165/CT-VKS-TT ngày 20/9/2019, VKSND huyện Thanh Trì đã truy tố V về Tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo khoản 1 Điều 260 BLHS với nhận định cho rằng: Nguyên nhân của vụ tai nạn giao thông nói trên là do V điều khiển xe công nông chở theo anh M ngồi phía sau thùng xe, đi với tốc độ nhanh, không phù hợp với điều kiện thời tiết trời mưa nhỏ, mặt đường ướt và hẹp, hai bên đường là dốc đất thấp đã vi phạm khoản 11 Điều 5 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ giao thông vận tải, vi phạm khoản 1 Điều 12 Luật Giao thông đường bộ dẫn đến V không làm chủ được tay lái nên xe công nông do V điều khiển đã lao xuống dốc vệ cỏ bên trái đường, làm anh

Một phần của tài liệu Định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 39 - 52)