Một số kiến nghị hoàn thiện

Một phần của tài liệu Định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 52 - 119)

Như đã phân tích tại mục 2.2 của Luận văn, thực trạng định tội danh đối với hành vi của người điều khiển xe công nông trên đường bộ mà gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác vẫn còn có những hạn chế, vướng mắc nhất định như: Xe công nông có phải là phương tiện tham gia giao thông đường bộ hay không, nếu là phương tiện tham gia giao thông đường bộ thì xe công nông được xếp vào loại xe gì; người điều khiển xe công nông có cần phải có giấy phép lái xe hay không.

Nguyên nhân của những vướng mắc này là do hiện nay theo quy định của pháp luật, mà cụ thể là theo Chỉ thị số 46 ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP thì xe công nông là loại xe đã bị cấm lưu hành từ ngày 1/1/2008, còn lại các vấn đề khác liên quan đến xe công nông đều không được đề cập và không có quy định cụ thể. Do đó, để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, tác giả kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể các nội dung như sau:

Thứ nhất, theo Chỉ thị số 46 ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ và

Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP thì xe công nông là loại xe đã bị cấm lưu hành từ ngày 1/1/2008, tức là từ ngày 1/1/2008, xe công nông là loại xe không được phép tham gia giao thông đường bộ. Tuy xe công nông là loại xe đã bị cấm lưu hành nhưng xét về kết cấu thì xe công nông là một loại xe cơ giới (phương tiện giao thông cơ giới đường bộ). Vì vậy, nếu một người có hành vi điều khiển xe công nông tham gia giao thông đường bộ vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ mà gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì phải bị xử lý về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 BLHS năm 2015.

Thứ hai, theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ: “Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định tại Điều 60 của Luật này vàcó giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ

quan nhà nước có thẩm quyền cấp” thì xe công nông là loại xe đã bị cấm lưu hành

từ ngày 1/1/2008, tức xe công nông là loại xe không được phép điều khiển để tham gia giao thông đường bộ. Vì thế, xe công nông không thuộc loại xe cơ giới được cấp giấy phép lái xe theo các hạng giấy phép lái xe quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ. Do đó, khi điều tra, truy tố, xét xử đối với người có hành vi điều khiển xe công nông về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) thì không xem xét cũng như không được áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “không có giấy phép lái xe theo quy định” tại điểm a khoản 2 Điều 260 BLHS đối với người phạm tội.

Kết luận chƣơng 2

Trong Chương 2, tác giả đã phân tích quy định của pháp luật liên quan đến hành vi điều khiển xe công nông và một số vướng mắc trong thực tiễn định tội danh đối với hành vi của người điều khiển xe công nông trên đường bộ mà gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác như: Xe công nông có phải là phương tiện tham gia giao thông đường bộ hay không và người điều khiển xe công nông có cần phải có giấy phép lái xe hay không. Trên cơ sở đó, tác giả cũng nêu ra nguyên nhân của những vướng mắc này và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể các nội dung sau:

Thứ nhất, hướng dẫn rõ xe công nông là một loại xe cơ giới (phương tiện

giao thông cơ giới đường bộ) bị cấm lưu hành. Nếu một người có hành vi điều khiển xe công nông tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì phải bị xử lý về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 BLHS năm 2015.

Thứ hai, khi điều tra, truy tố, xét xử đối với người có hành vi điều khiển xe

công nông về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) thì không xem xét cũng như không được áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “không có giấy phép lái xe theo quy định” tại điểm a khoản 2 Điều 260 BLHS đối với người phạm tội.

KẾT LUẬN

Với phạm vi nghiên cứu là định tội danh Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, Luận văn của tác giả đã đạt được các kết quả như sau:

Thứ nhất, Luận văn đã phân tích được các dấu hiệu thuộc mặt khách quan

của Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 BLHS, bao gồm: hành vi khách quan của tội phạm, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hành vi điều khiển xe công nông.

Thứ hai, Luận văn phân tích một số vướng mắc còn tồn tại trong thực tiễn

định tội danh Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm cũng như thực tiễn định tội danh đối với hành vi của người điều khiển xe công nông trên đường bộ mà gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác; đồng thời phân tích nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập này.

Thứ ba, Luận văn kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành

văn bản hướng dẫn rõ các nội dung sau đây:

- Hướng dẫn cụ thể khi nào thì đoạn đường bộ đang thi công được coi là công trường đang thi công, khi nào thì đoạn đường bộ đang thi công được coi là đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

- Hướng dẫn về việc áp dụng pháp luật đối với trường hợp người tham gia giao thông đường bộ có hành vi “Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển

hoặc hướng dẫn giao thông”.

- Bổ sung điểm đ’ vào khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015 với quy định:

“Làm chết 01 người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này”.

- Bổ sung điểm a’ vào khoản 3 Điều 260 BLHS năm 2015 với quy định:

“Làm chết 02 người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này”.

- Bổ sung điểm a” vào khoản 3 Điều 260 BLHS năm 2015 với quy định:

“Làm chết 01 người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm e, g khoản 2 Điều này”.

- Hướng dẫn rõ xe công nông là một loại xe cơ giới (phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) bị cấm lưu hành.

- Khi điều tra, truy tố, xét xử đối với người có hành vi điều khiển xe công nông về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) thì không xem xét cũng như không được áp dụng tình tiết định khung tăng nặng

“không có giấy phép lái xe theo quy định” quy định tại điểm a khoản 2 Điều 260 BLHS đối với người phạm tội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Bộ Luật Hình sự (Luật số 17-LCT/HĐNN7) ngày 27/6/1985; 2. Bộ Luật hình sự (Luật số 15/1999/QH10) ngày 21/12/1999; 3. Bộ Luật hình sự (Luật số 100/2015/QH13) ngày 27/11/2015;

4. Bộ Luật Tố tụng hình sự (Luật số 19/2003/QH11) ngày 26/11/2003; 5. Bộ Luật Tố tụng hình sự (Luật số 101/2015/QH13) ngày 27/11/2015;

6. Luật Giao thông đường bộ (Luật số 23/2008/QH12) ngày 13/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung;

7. Chỉ thị số 46/2004/CT-TTg ngày 9/12/2004 của Thủ tướng Chính Phủ về việc quản lý xe công nông tham gia giao thông đường bộ;

8. Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần Các tội phạm của BLHS;

9. Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thong;

10. Nghị định số 208/2013/NĐ-CP ngày 17/12/2013 của Chính phủ quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; 11. Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính Phủ về quy định xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; 12. Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC

ngày 28/8/2013 Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIX của BLHS về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông;

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO

13. Phạm Văn Báu (2019), “Bàn về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13;

14. Mai Bộ (1999), “Thế nào là tội danh nặng hơn, nhẹ hơn”, Tạp chí Tòa án nhân

dân, số 7;

15. Lê Đăng Doanh (2018), “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015) – Một số nội dung mới và những vấn đề đặt ra khi hướng dẫn áp dụng trong thực tiễn”, Tạp chí Tòa án Nhân dân, số 18;

16. Nguyễn Đắc Dũng (2011), Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao

thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Ninh), Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia

17. Bùi Danh Đại (2015), Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ

theo Luật Hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học

Quốc gia Hà Nội;

18. Đinh Thị Thu Hằng (2018), “Bàn về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong Bộ luật hình sự”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 12; 19. Nguyễn Thị Phương Hoa – Phan Anh Tuấn (Đồng chủ biên) (2017), Bình luận

khoa học Những điểm mới của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017),

NXB Hồng Đức;

20. Nguyễn Ngọc Hòa (2000), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, NXB Công an

nhân dân;

21. Nguyễn Văn Lam (2019), “Về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong BLHS năm 2015”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 11;

22. Lê Văn Luận (2011), “Xác định lỗi khi định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 16;

23. Bùi Thanh Minh (2020), „Vướng mắc trong định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, Tạp chí Kiểm sát, số 16;

24. Dương Tuyết Miên (2004), Định tội danh và quyết định hình phạt (Sách chuyên

khảo), NXB Công an nhân dân;

25. Trần Thị Niên (2018), Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

theo luật hình sự Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học

Luật TP.HCM;

26. Đinh Văn Quế (2020), “Bình luận về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, Tạp chí Kiểm sát, số 11;

27. Hoàng Minh Sơn (2015), “Từ Minh Q. có phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự”, Tạp chí Tòa án Nhân dân, số 6;

28. Đinh Công Thành (2018), “Bình luận tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong BLHS năm 2015”, Tạp chí Kiểm Sát, số 3;

29. Trần Văn Thảo (2013), Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở các số liệu trên địa bàn tỉnh Bình Phước),

Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội;

30. Nguyễn Thành Thống (2019), “Một số ý kiến về việc xử lý tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, Tạp chí Kiểm sát, số 18;

31. Nguyễn Trần Hoài Thương (2019), Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông

đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật,

Trường Đại học Luật TP.HCM;

32. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Hình sự

Việt Nam - Phần Chung (Tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung), NXB Hồng

Đức – Hội Luật gia Việt Nam;

33. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần Các tội phạm – Quyển 1, Quyển 2), (Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa, bổ sung), NXB Hồng Đức;

34. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Tập 2, NXB Công an nhân dân;

35. Trường Đại học quốc gia Hà Nội – Khoa luật (2007), Giáo trình Luật hình sự

Việt Nam - Phần các tội phạm, NXB Đại học quốc gia Hà Nội;

36. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm, NXB Công an nhân dân;

37. Võ Khánh Vinh (2013), Giáo trình Lý luận chung về định tội danh, NXB Công an nhân dân;

38. Đỗ Thanh Xuân (2015), “Về bài viết “Từ Minh Q. có phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9;

Tài liệu từ Internet

39. https://banan.thuvienphapluat.vn/; 40. http://congbobanan.toaan.gov.vn/;

41. https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/home; 42. https://tuoitre.vn/;

43. https://vnexpress.net/;

44. Ngô Cường, “Quy định viện dẫn và việc xác định cấu thành tội phạm của Bộ luật Hình sự còn nhiều bất cập”, https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/cong-tac-kiem- sat/quy-dinh-vien-dan-va-viec-xac-dinh-cau-thanh-toi-p-d10-t483.html?Page=41 #new-related (truy cập ngày 29/5/2019);

45. “Rút kinh nghiệm qua vụ án hình sự cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không phạm tội sai quy định của pháp luật”, https://www.vksndtc.gov.vn/tin-tuc/cong-tac-kiem- sat/rut-kinh-nghiem-qua-vu-an-hinh-su-cap-so-tham-tuye-d10-t5193.html?Page =7#new-related (truy cập ngày 21/6/2020);

46. Chí Dũng, “Tài xế xe công nông được cấp bằng lái”, http://congan.com.vn/giao- thong-24h/tai-xe-xe-cong-nong-duoc-cap-bang-lai_30514.html (truy cập ngày 9/12/2016);

47. Phan Văn Đức, “Phương tiện bị cấm lưu hành khi gây ra tai nạn có bị khởi tố hay không?”, https://kiemsat.vn/phuong-tien-bi-cam-luu-hanh-khi-gay-ra-tai-nan -co- bi-khoi-to-hay-khong-52232.html (truy cập ngày 1/5/2019);

48. Phạm Châu Giang, “T không phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, https://www.tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu/t-khong-pham-toi-vi-pham -quy-dinh-ve-tham-gia-giao-thong-duong-bo (truy cập ngày 4/6/2020);

49. Phạm Việt Hùng, “Một số bất cập về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015 và đề xuất hướng giải quyết”, https://vkstuyenquang.gov.vn/pHome/news/Gioi-thieu/Mot-so-bat-cap - ve-toi-Vi-pham-quy-dinh-ve-tham-gia-giao-thong-duong-bo-theo-quy-dinh-tai- Dieu -260-BLHS-nam-2015-va-de-xuat-huong-giai-quyet-1005/ (truy cập ngày 30/3/2021);

50. Cù Hiền, “Hủy vụ án tai nạn giao thông vì hỗn hợp lỗi”, https://plo.vn/phap-luat/huy -an-vu-tai-nan-giao-thong-vi-loi-hon-hop-961151.html (truy cập ngày 12/1/2021); 51. Thuận Phong, “Dăk Nông: Tổ chức dạy, cấp bằng lái xe cho tài xế xe công nông”,

https://chatluongvacuocsong.vn/dak-nong-to-chuc-day-cap-bang-lai-xe-cho-tai- xe-xe-cong-nong-d54788.html, (truy cập ngày 22/2/2017);

52. Nguyễn Thị Phúc, “Giải quyết án tai nạn giao thông trong trường hợp lỗi hỗn hợp gây hậu quả cho người thứ ba”, http://vksndhoabinh.gov.vn/vienkiemsat/ 1254/

Một phần của tài liệu Định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 52 - 119)