quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác
1.3.1. Xác định nội hàm “sự thỏa thuận của các đương sự làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác”
Theo khoản 3 Điều 209 BLTTDS năm 2015 quy định: “Trong vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt”.
Tiếp theo, tại khoản 3 Điều 212 BLTTDS năm 2015 quy định: “Trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt”.
Tuy nhiên, việc công nhận sự thỏa thuận của đương sự ngoài việc ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì theo học viên còn có thể làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. Theo đó, “chủ thể khác” bao gồm nhưng không giới hạn chỉ là đương sự khác trong vụ án mà còn có thể là chủ thể khác có liên quan đến nội dung mà các đương sự thỏa thuận. Nói cách hác, “chủ thể khác” là những chủ thể mà khi Tòa tiến hành hòa giải họ đã không biết được nội dung thỏa thuận, không thể thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hoặc cũng có thể là chủ thể không được Tòa án trực tiếp đưa vào tham gia tố tụng trong vụ án và pháp luật tố tụng hiện hành cũng đã quy định cụ thể việc Tòa án khi tiến hành hòa giải và công nhận sự thỏa thuận của các đương sự không được làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
1.3.2. Thực tiễn xác định “sự thỏa thuận của các đương sự làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác” và kiến nghị hoàn thiện
Trên thực tế có không ít trường hợp Tòa án khi nhận thấy các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự đã ban hành quyết định mà chưa xem xét kỹ các tình tiết của vụ án, điều này dẫn đến trường hợp làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của đương sự vắng mặt hoặc ảnh hưởng đến chủ thể khác không phải là đương sự trong vụ án chẳng hạn như trường hợp điển hình, phổ biến
nhất là giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất của hộ gia đình, tuy nhiên các thành viên của hộ không được Tòa án mời tham gia tố tụng. Có thể xem xét vấn đề này qua vụ án sau đây:
Vụ án thứ tư9
Ngân hàng (“Nguyên đơn”) đã ký hợp đồng tín dụng với bà Lê Thúy H (“Bị đơn”). Theo đó bị đơn vay nguyên đơn với số tiền là 2.800.000.000 đồng, thời hạn vay là 120 tháng. Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và toàn bộ tài sản gắn liền với đất do ông Nguyễn Mạnh Q, đã đăng ký sang tên cho bà H. Do bị đơn không trả được nợ nên nguyên đơn đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận B, thành phố Hà Nội để giải quyết.
Quan điểm của cấp sơ thẩm: Do các đương sự đã thỏa thuận việc giải quyết toàn bộ vụ án nên Tòa án nhân dân quận B, thành phố Hà Nội đã ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số: 09/2016/QĐST-DS ngày 09/6/2016 (“Quyết định”) ghi nhận việc thỏa thuận trả nợ giữa các đương sự.
Tuy nhiên sau đó Quyết định trên đã bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm (“HĐXXGĐT”) đã hủy Quyết định công nhận sự thỏa thuận nêu trên.
Quan điểm của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm: HĐXXGĐT đã căn cứ vào kết quả xác minh tại UBND phường C thể hiện ông Q đã chết trước thời điểm xác lập hợp đồng tặng cho bà H nên hợp đồng này và hợp đồng thế chấp tài sản giữa bà H và Ngân hàng vô hiệu theo, do thiếu việc đưa các đồng thừa kế của ông Q vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nên hủy Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đồng thừa kế của ông Q10
.
Quan điểm của học viên: Theo kết quả xác minh UBND phường C thể hiện ông Q đã chết trước thời điểm xác lập hợp đồng tặng cho bà H nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không xác minh rõ về nguồn gốc đất thế chấp nên thiếu việc đưa các đồng thừa kế của ông Q vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà vội vàng tổ chức phiên hòa giải dẫn đến việc ra quyết định công nhận
9
Nguyễn Thị Hạnh, Vũ Thị Hương (2017), “Bình luận các sai sót từ việc hòa giải thành một vụ án dân sự”,
Tạp chí nghề luật (03), tr. 21.
10
Quyết định giám đốc thẩm số 12/2018/DS-GĐT ngày 15/03/2018 về việc: “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
sự thỏa thuận của các đương sự. Trong trường hợp này đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đồng thừa kế của ông Q nên việc Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hủy quyết định là hoàn toàn phù hợp theo quy định pháp luật.
Vụ án thực tiễn nêu trên, có thể thấy Tòa án đã ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. Do đó rất cần sự hướng dẫn nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, lợi ích của các chủ thể khác có thể là đương sự vắng mặt trong vụ án hoặc chủ thể là người thứ ba không có trong vụ án.
Từ những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật học viên kiến nghị nghiên cứu và bổ sung thêm khoản 3 Điều 205 BLTTDS năm 2015 có thể theo hướng như sau: “Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không được làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích của Nhà nước”.