2.3.1. Quy định pháp luật về hiệu lực của Quyết định công nhận sự thủa thuận của các đương sự
Theo quy định khoản 1 Điều 213 BLTTDS năm 2015 thì Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay khi ban hành và không bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Có thể hiểu quy định này dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của đương sự được thiết lập dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng. Đồng thời, với cơ chế giám sát theo quy định pháp luật về thủ tục tố tụng dân sự mà Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể được nhận định là đảm
bảo được hai yếu tố cốt lõi: tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và đạo đức xã hội. Vì thế, khi các đương sự đã thỏa thuận được với nhau và Tòa án cũng đã xem xét, quyết định công nhận sự thỏa thuận đó thì quyết định này sẽ có hiệu lực pháp luật ngay và bắt buộc thực hiện đối với các bên.
Học viên đồng ý với quan điểm nhận định “Bản chất của các thỏa thuận của đương sự về việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án là giao dịch dân sự thông thường…, việc Tòa án ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận đó vừa có tính công chứng, vừa có tính cưỡng chế thi hành, nếu sau đó các bên không tự nguyện thi hành”17
. Tuy nhiên, rõ ràng không phải mọi Quyết định công nhận sự thỏa thuận có hiệu lực pháp lý ngay thì sẽ không bị xem xét lại. Nếu có cơ sở cho thấy thỏa thuận được công nhận trước đó của đương sự được thực hiện do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc có cơ sở cho thấy việc xuất hiện tình tiết mới thì khi đó hoàn toàn có thể xem xét lại Quyết định công nhận của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Khi các bên đương sự đã tìm được tiếng nói chung và thống nhất được phương pháp giải quyết vụ án dân sự trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, không vi phạm điều cấm của luật cũng như đạo đức xã hội thì khi đó, căn cứ khoản 1 Điều 213 BLTTDS năm 2015 quy định về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì “quyết định này sẽ có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm”. Có thể lý giải việc quy định như này có cơ sở bởi lẽ trong suốt quá trình xem xét giải quyết, các bên liên quan đã trao đổi và hiểu được ý định, tâm tư nguyện vọng của nhau cũng như thiện chí giải quyết trên tinh thần tự nguyện. Hơn nữa, trước khi Tòa án ra quyết định công nhận, các bên đương sự cũng có quãng thời gian bảy ngày18 để suy nghĩ và cân nhắc lại những nội dung đã cam kết, thống nhất trước đó. Mặt khác, trong suốt quá trình giải quyết có thể nhận định rằng, cơ chế giám sát của đại diện các bên liên quan cũng được thực hiện khá tỉ mỉ.
Vì thế, việc để quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có hiệu lực ngay theo học viên là một quy định phù hợp. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là mọi quyết định công nhận đều được thực hiện đúng. Để phòng trường hợp có sai lầm hay vi phạm xảy ra trong quá trình xem xét thỏa thuận, khoản 2 Điều 213
17
Tòa án nhân dân tối cao (1996), “Một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Bộ luật Tố tụng dân sự”, Hà Nội, tr.15.
18
BLTTDS năm 2015 quy định quyết định này chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.19
Như vậy, hiện nay theo khoản 2 Điều 213 BLTTDS năm 2015 thì Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm mà không đề cập đến vấn đề kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, do đó về mặt lý luận cần phải nghiên cứu cho phù hợp với Điều 351 BLTTDS năm 2015 quy định về tính chất của tái thẩm thì: “Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định của Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó”. Suy cho cùng thì Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự cũng là một quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng cùng một vấn đề lại có hai quy định khác nhau mâu thuẫn không tương thích, học viên cho rằng cần phải có sự nghiên cứu vấn đề này để thống nhất pháp luật cũng như thống nhất thực tiễn xét xử.
2.3.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quyền kháng nghị tái thẩm đối với Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và kiến nghị hoàn thiện
Mặt dù BLTTDS năm 2015 hiện nay đã có những quy định về hiệu lực của Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nhưng trong thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn còn có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến quá trình áp dụng pháp luật không thống nhất, do có sự mâu thuẫn giữa khoản 2 Điều 213 và Điều 351 BLTTDS năm 2015.
Rõ ràng ở đây, khoản 2 Điều 213 BLTTDS năm 2015 không đặt ra vấn đề xem xét lại quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự theo thủ tục tái thẩm mặc dù Quyết định công nhận này cũng được coi là “quyết định đã có hiệu lực của Tòa án”. Như vậy, giữa khoản 2 Điều 213 và Điều 351 BLTTDS năm 2015 có sự mâu thuẫn, không tương thích với nhau, dẫn đến trong quá trình áp dụng pháp luật có sự không thống nhất với nhau nếu như hiểu theo khoản khoản 2 Điều 213 BLTTDS năm 2015 thì quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự không được phép kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, còn nếu như hiểu theo Điều 351 BLTTDS năm 2015 thì quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự cũng
19
Nguyễn Thị Thùy Linh (2018), Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong tố tụng dân sự và thực tiễn tại các Tòa án nhân dân của tỉnh Lạng Sơn, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.39.
được kháng nghị theo thủ tục tái thẩm vì do là “quyết định đã có hiệu lực của Tòa án”. Học viên xin đưa ra một vụ án để chứng minh như sau:
Vụ án thứ tám20
Bà Viên Thị Thanh L (“Nguyên đơn’) có cho vợ chồng bà Nguyễn Thị Ngọc O, ông Nguyễn Quốc H (“Bị đơn’) vay số tiền 3.000.000.000 đồng, thời hạn vay 01 tuần đồng thời bà O giao cho bà L 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để làm tin. Do bị đơn không trả được nợ nên nguyên đơn khởi kiện bị đơn ra Tòa án nhân dân huyện NP, tỉnh NT để giải quyết.
Do các đương sự đã thỏa thuận việc giải quyết toàn bộ vụ án nên Tòa án đã ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số: 14/2017/QĐST-DS ngày 27/6/2017 (“Quyết định”) ghi nhận việc thỏa thuận trả nợ giữa các đương sự.
Tuy nhiên, Quyết định trên đã bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao (“UBTPTANDCC”) đã quyết định hủy Quyết định công nhận sự thỏa thuận nêu trên. UBTPTANDCC đã căn cứ vào các biên bản lấy lời khai của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với ông Thuận (Thẩm phán) và bà Bình (Thư ký Tòa án) về việc xác nhận hành vi vi phạm thủ tục tố tụng như: Thư ký lấy lời khai, ghi bổ sung thêm nội dung ngoài sự chứng kiến của ông H; Thư ký tiến hành hòa giải và lập biên bản không có Thẩm phán chủ trì và không có mặt đầy đủ đương sự, cho đương sự ký biên bản khi chưa có nội dung dẫn đến ra Quyết định không đúng theo quy định pháp luật.
Từ đây có một vấn đề pháp lý đặt ra đối với vụ án nêu trên là liệu Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm nếu như có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định của Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó hay không?
Quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Kháng nghị Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 14/2017/QĐST- DS ngày 27/6/2017 của Tòa án nhân dân huyện NP, tỉnh NT, đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử tái thẩm hủy Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nêu trên.
20
Quyết định tái thẩm số 63/2021/DS-TT ngày 16/3/2021 của Tòa án cấp cao thành phố Hồ Chí Minh, về việc: “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”.
Quan điểm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao nhận định: Việc ông Thuận (Thẩm phán) giao cho bà Bình (Thư ký) tiến hành tổ chức phiên họp công khai chứng cứ, hòa giải, lấy lời khai của đương sự là không đúng quy định tại các Điều 48, 51, 98, 208, 209 của BLTTDS. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Thẩm phán không kiểm tra, đối chiếu mà ký hoàn thiện tài liệu chứng cứ do Thư ký thu thập trái quy định của pháp luật để ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là không đảm bảo về nội dung, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Quan điểm của học viên: Căn cứ các tình tiết mà trong quá trình Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã điều tra cho thấy việc Thẩm phán, Thư ký của Tòa án huyện NP, tỉnh NT đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng vì đã cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 352 BLTTDS năm 2015 nên việc UBTPTANDCC áp dụng thủ tục tái thẩm đối với Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp này là thật sự cần thiết nhằm đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của các bên đương sự trong vụ án. Như vậy, trong thực tiễn xét xử Tòa án vẫn áp dụng thủ tục tái thẩm để xem xét lại Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định của Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
Do đó, để tương thích giữa khoản 2 Điều 213 và Điều 351 BLTTDS năm 2015 vấn đề này rất cần sự hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao. Có thể hướng dẫn theo hướng trong trường hợp Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm“khi có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định của Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó”quá trình áp dụng pháp luật được thống nhất trong thực tiễn xét xử.
Từ những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật học viên kiến nghị TANDTC nên có văn bản hướng dẫn thi hành khoản 1, 2 Điều 213 BLTTDS năm 2015 theo hướng “Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 352 BLTTDS năm 2015”.