Kiến nghị hoàn thiện pháp luật thống nhất về khả năng được bồ

Một phần của tài liệu Chi phí thuê luật sƣ trong bồi thƣờng thiệt hại theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 27)

thường chi phí thuê Luật sư

Tham khảo pháp luật một số nước trên giới, liên quan đến việc bồi thường CPTLS các các nước c quy định khác nhau, chẳng hạn, ở Anh, bên thua kiện sẽ phải bồi hoàn chi phí kiện tụng cho bên thắng kiện, trong đ c khoản phí thuê luật sư. Theo luật pháp Anh, một người đi kiện c quyền c luật sư bảo vệ và nếu thắng kiện thì không c lý do gì để cho họ phải chịu tổn thất cả. Luật pháp của hầu hết các nước phư ng Tây (trừ Mỹ) đều đi theo hướng này27

.

Ở Pháp, việc ai phải chịu chi phí này phụ thuộc vào quyết định của Toà án và Toà án khá tự do trong việc quyết định ai phải chịu chi phí này và phải chịu ở mức phí bao nhiêu Ở Bỉ, đến năm 2007, Bỉ đã ban hành một đạo luật về bồi hoàn chi phí Luật sư (c hiệu lực từ ngày 1-1-2008). Theo Luật này và các văn bản hướng dẫn của Hoàng gia, đối với những yêu cầu c thể tính thành tiền, mức bồi hoàn tỷ lệ với giá trị yêu cầu; c n đối với những vụ việc không c tính tiền tệ thì mức bồi hoàn là 1.200 euro nhưng vẫn được cho phép dao động trong khoảng 75 euro và 10.000 euro (Toà án quyết định theo yêu cầu của một bên)28

.

C n ở trong nước, liên quan đến vấn đề này thì c ng c nhiều quan điểm khác nhau, cụ thể:

Quan điểm thứ nhất: Không chấp nhận bồi thường CPTLS, bởi họ xem yêu cầu bồi thường CPTLS là một dạng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, phải áp dụng BLDS và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP để giải quyết, với lập luận là “…kết quả giải quyết một vụ án do Toà án quyết định, không phụ thuộc vào yếu tố đương sự có hay không có luật sư. Khoản chi phí thuê luật sư không phải là cần thiết, bắt buộc để đeo đuổi vụ kiện”29

.

27

Phan Thư ng (2011), Đòi bồi hoàn tiền thuê luật sư, được không? https://plo.vn/plo/doi-boi-hoan-tien- thue-luat-su-duoc-khong-113932.html, cập nhật ngày 15/01/2021.

28

Đỗ Văn Đại (2019), tlđd (21), tr.93,

29

Quan điểm thứ hai: Ngược lại hoàn toàn với quan điểm thứ nhất, xem CPTLS là khoản thiệt hại thực tế cần được bồi thường, với lập luận rằng: “Thiết nghĩ những chi phí tư vấn pháp lý hay tố tụng phát sinh do có hành vi trái pháp luật là những thiệt hại được bồi thường vì nếu không có yếu tố gây thiệt hại thì người bị thiệt hại không cần kiện tụng và không phải bỏ ra các chi phí tố tụng. Do đó, chúng ta nên chấp nhận những chi phí tố tụng này như một loại thiệt hại được bồi thường bên cạnh việc bồi thường những thiệt hại khác. Tuy nhiên, cần lưu ý là chỉ những chi phí “hợp lý” mới được bồi thường và việc xác định yếu tố “hợp lý” này do Toà án xác định”30; Hoặc“chi phí luật sư là một dạng chi phí phát sinh từ việc vi phạm hợp đồng và cần được bồi thường như các chi phí khác”31

.

Quan điểm thứ ba: Giống một phần quan điểm thứ hai là chấp nhận bồi thường CPTLS nhưng chỉ áp dụng đối với các trường hợp mà quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, cụ thể: “Trong các vụ án dân sự như thừa kế, ly hôn, chia tài sản chung nếu các đương sự chỉ tranh chấp về quyền, nghĩa vụ dân sự thì không thể chấp nhận yêu cầu bồi hoàn chi phí thuê Luật sư.32

.

Dưới g c độ khoa học pháp lý, “Thiệt hại là sự thay đổi biến thiên theo chiều xấu đi của tài sản, của các giá trị nhân thân do pháp luật bảo vệ”33, hoặc

“Thiệt hại được hiểu là sự mất mát hoặc giảm sút thực tế về tài sản, thể chất hoặc tinh thần”34

. Tác giả đồng ý với những định nghĩa này, CPTLS (kể cả trong trường hợp Luật sư là người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng) là loại thiệt hại về vật chất, bởi lẽ đư ng sự đã bỏ ra CPTLS đã mất tài sản trên thực tế. Theo tác giả thì chi phí này cần phải được coi là chi phí hợp lý được ghi nhận để được bồi thường, vì đây là khoản chi phí thực tế mà đư ng sự đã phải bỏ ra nhằm tiến hành các biện pháp hạn chế thiệt hại do các đư ng sự khác c liên quan gây ra. CPTLS phát sinh khi quyền bị xâm phạm và muốn bảo vệ quyền của mình. Trong trường hợp không xảy ra hành vi bị xâm phạm thì không c nhu cầu mời

30

Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (19),tr.726.

31

Đỗ Văn Đại (2017), Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr.504.

32

Nguyễn Thị Hạnh (2013), Giải quyết yêu cầu đòi bồi hoàn tiền chi phí thuê luật sư trong vụ án dân sự, Tạp chí Toà án, Kỳ II, tháng 5, (số 10), tr.44.

33

Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Hồ Thị Bích Hằng (2007), Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.471.

34

Học viện Tư pháp (2007), Giáo trình Luật Dân sự, (Phan Hữu Thư và Lê Thu Hà chủ biên), Nxb. Công an nhân dân, tr.448.

Luật sư tham gia quá trình tố tụng, không c thiệt hại xảy ra. Không phải ai c ng am hiểu pháp luật để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, do vậy phải cần Luật sư. Việc Toà án tuyên buộc bên thua kiện CPTLS c ng là một cách để răn đe các hành vi trái pháp luật tư ng tự. Đồng thời, tránh trường hợp cùng là tranh chấp về vi phạm quyền dân sự theo nghĩa rộng (bao gồm cả kinh doanh, thư ng mại), nếu giải quyết theo thủ tục Trọng tài sẽ được chấp nhận, c n giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thì lại không được chấp nhận.

Từ những nghiên cứu nêu trên, tác giả kiến nghị Nhà nước cần c quy định thống nhất về bồi thường CPTLS giữa pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung. Để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, sự tư ng thích giữa quy định tại khoản 3 Điều 168 BLTTDS 2015 với quy định của Luật SHTT 2005 (sđ, bs 2009) và Luật TNBTCNN 2017 và c thể trong tư ng lai sẽ là các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác, tác giả kiến nghị nội dung sau:

Kiến nghị [1]: Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 168 BLTTDS năm

2015 như sau:

3. Chi phí cho ….Luật sư do ương sự thua kiện chịu, trừ trường hợp các bên đương sự có sự thoả thuận khác”.

Một phần của tài liệu Chi phí thuê luật sƣ trong bồi thƣờng thiệt hại theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)