Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chủ thể được thanh toán chi phí

Một phần của tài liệu Chi phí thuê luật sƣ trong bồi thƣờng thiệt hại theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 27 - 28)

thuê Luật sư

Tham khảo Điều 48 Hiệp định TRIPs quy định: “Các cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh buộc bên đã đưa ra yêu cầu thực hiện các biện pháp chế tài và đã lạm dụng các thủ tục thực thi, phải trả cho bên bị áp dụng các biện pháp đó hoặc bị hạn chế một cách sai trái, khoản bồi thường tương xứng với thiệt hại do sự lạm dụng đó gây ra và các chi phí, trong đó có thể bao gồm cả chi phí đại diện thích hợp”.

Theo tác giả, quy định này được xem như là một nguyên tắc về sự công bằng, bình đẳng giữa các bên trong tranh chấp, các đư ng sự đều c quyền yêu cầu bồi thường CPTLS. Đồng thời, c ng tránh việc lạm dụng từ phía chủ quyền sở hữu trong việc yêu cầu thanh toán CPTLS.

Cùng quan quan điểm về vấn đề này c quan điểm cho rằng: “Những chủ thể được đề cập trong quy định này có thể không phải là chủ thể quyền chịu sự

tác động trực tiếp của hành vi xâm phạm nhưng có thể tiến hành khởi kiện và kèm theo đó là yêu cầu luật sư bảo vệ quyền. Quy định hiện tại của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đường như chưa cho phép đối tượng này được yêu cầu bồi thường chi phí thuê luật sư. Nếu giải quyết trường hợp này, cần áp dụng quy định chung của pháp luật tố tụng dân sự”35

.

Từ những nhận thức về bất cập của pháp luật Việt Nam về bồi thường CPTLS cho đư ng sự là bị đ n hoặc đư ng sự không phải chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ, và kinh nghiệm hữu ích Hiệp định TRIPs, tác giả cho rằng, cần bổ sung vào Luật SHTT 2005 (sđ, bs 2009) những nội dung và giải pháp tư ng tự như Hiệp định TRIPs.

Kiến nghị [2]:Kiến nghịQuốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 205 Luật SHTT 2005 (sđ, bs 2009) thành: “3. Ngoài khoản bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Tòa án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư. Trường hợp chủ thể quyền sở trí tuệ thua kiện cũng phải thanh toán chi phí hợp lý ể thuê Luật sư cho bên thắng kiện”.

Hoặc: “3. Ngoài khoản bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư”.

Một phần của tài liệu Chi phí thuê luật sƣ trong bồi thƣờng thiệt hại theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)