6. Cấu trúc luận văn
3.4.2. Kết cấu lồng ghép
Nếu như kiểu kết cấu tự do dẫn dắt linh hoạt phóng túng thường gặp trong tùy bút thì đến kiểu kết cấu lồng ghép lại chủ yếu thấy trong thể loại truyện ngắn của Nguyễn Tuân.
Kết cấu lồng ghép được sử dụng chủ yếu trong các truyện ngắn gồm một tuyến truyện chính và tuyến truyện phụ, trong đó tuyến truyện phụ đóng vai trò là đối tượng quy chiếu, liên tưởng, giải thích cho tuyến truyện chính. Câu chuyện trong tuyến truyện chính được thuật lại đầy đủ, còn câu chuyện trong tuyến truyện phụ thường chỉ là những trích đoạn ngắn được ghép rải rác vào câu chuyện chính.
Mặc dù Nguyễn Tuân không dành nhiều tâm lực trong việc xây dựng kết cấu cho truyện ngắn của mình, nhưng ở một số tác phẩm ta vẫn thấy được dụng tâm của nhà văn khi lồng ghép các truyện vào với nhau như trong truyện: Những chiếc ấm
những chuyện như thế sẽ tăng cường thêm sức khêu gợi, liên tưởng và khái quát. Các câu chuyện lồng ghép, đan xen thường mở đầu ở thời điểm hiện tại để trở về một thời điểm trong quá khứ:
- “Tôi nhớ hồi còn nhỏ…” (Chén trà sƣơng)
- “Có lẽ hồi nhỏ, những lúc ở trong thành xây đá tổ ong tỉnh Sơn, hồi thầy còn ở chức…” (Ngôi mả cũ)
- “Tục truyền có những trận hồng thủy dữ dội tàn khốc…” hay “người ta truyền lại rằng…” (Trên đỉnh non Tản)
- “Ngày xưa có một người ăn mày cổ quái…” (Những chiếc ấm đất)
Trong truyện Những chiếc ấm đất, Nguyễn Tuân viết về thú uống trà, đam mê cái phong vị của trà tàu đến nhiều khi lầm lỗi của ông cụ Sáu. Thú uống trà của ông đã thành sành điệu và tinh tế. Để tăng cái tinh tế của người đam mê trà, Nguyễn Tuân đã lồng ghép vào câu chuyện về người ăn mày cổ quái sành trà, chỉ chọn những nhà đại gia để xin và chỉ xin được uống trà tàu với! Trong cái bị ăn mày của hắn lúc nào cũng mang một cái ấm độc ẩm để tự tay pha trà xin được để thưởng thức. Ông lão ăn mày đó thưởng thức trà với tất cả khoái cảm của mình nhưng vẫn tinh tế phát hiện ra trong trà bị lẫn tạp chất của những mảnh trấu khiến hương vị của trà lạc mất cái thanh tao. Mọi người ban đầu tưởng ông lão điên nhưng sau đó phát hiện ra dưới đáy lọ trà đổ vung vãi là mươi mảnh trấu, lúc đó họ mới kinh ngạc và thán phục. Trước cái người ăn mày trà kì lạ đó, ông cụ Sáu phải thốt lên: “Tôi chắc cái lão ăn mày này đã tiêu cả một cái sản nghiệp vào rừng trà Vũ Di Sơn nên hắn mới sành thế và mới đến nỗi cầm bị, gậy” [37, tr. 33] và ao ước: “giá lão ăn mày ấy sinh vào thời này, thì tôi dám mời anh ta đến ở luôn với tôi để sớm tối có nhau mà thưởng thức trà ngon” [37, tr. 33]. Câu chuyện thêm thắt làm gia tăng sức hấp cho truyện ngắn này. Đồng thời, đó như là lối phục bút của Nguyễn Tuân báo trước hậu vận bi đát của ông cụ Sáu sành trà tàu. Kết cấu truyện lồng trong truyện này làm cho người đọc cảm nhận cái thê lương, tàn lụi của một lớp nhà nho đang đi vào thời mạt vận kéo theo sự mai một dần của một trong những nhã thú của người xưa. Sự
luyến tiếc cái đẹp xưa qua giọng kể đầy khinh bạc của nhà văn làm nên chất trữ tình của thiên truyện.
Truyện Ngôi mả cũ cũng có cái kết cấu kiểu truyện lồng trong truyện. Có một câu chuyện tác giả kể về hai chị em cô Tú- cậu Chiêu mời thầy địa lý Hồ Viễn về nhà để xem đất đặt phần mộ cho cha mình, vốn là quan Án Sát và một câu chuyện về cuộc đời oai phong, lẫm liệt của cụ Hồ Viễn- nguyên là tướng Cờ Đen hồi còn đánh nhau với Tây được cô Tú kể cho cậu Chiêu nghe. Kiểu kết cấu truyện như thế này làm nổi bật lên hình tượng nhân vật cụ Hồ Viễn. Người đọc có cảm giác ngạc nhiên, thích thú giống như cậu Chiêu khi phát hiện ra chung quanh thân thế một ông thày địa lý khó tính chỉ đáng trọng một cách vừa phải thôi và lại nhiều khi gượng ép nữa, là cả một huyền sử bọc chung quanh một lão tướng võ nghệ cao cường và bí mật. Phải chăng, Nguyễn Tuân muốn truyền tải thông điệp: không nên nhìn vẻ bề ngoài để đánh giá một con người. Rất nhiều người bình thường xung quanh ta, nhiều khi ta cảm thấy phiền hà với họ nhưng chính cuộc đời họ là một pho sử sống khiến ta phải nghiêng mình kính nể.
Trong truyện Trên đỉnh non Tản, để làm nổi rõ hơn quang cảnh sau trận đánh ghen của Vua Thủy và thánh Tản Viên ở các làng mạc tỉnh Đoài, Nguyễn Tuân đã đưa vào truyện những hình ảnh kỳ quái về hài cốt của loài động vật thời thạch khí như xác mai của con giải to như cái hồ nước, những loài chim khổng lồ, hài cốt của nhiều giống thủy quái… tất cả những hình ảnh ấy là của câu chuyện về những trận đại hồng thủy từ hồi thánh Tản Viên gây thù kết án với Tiểu Long Hầu con vua Thủy Tề vì một nàng công chúa xinh đẹp. Mối thù oán ấy cứ kéo dài mãi cho đến ngày sau: “Mỗi kỳ đánh ghen, nước các vùng lại đổ về như thác và dâng cao mãi lên, đỉnh non Tản muốn cho khỏi ngụp dưới làn nước ghen oán, lại có dịp để ngoi lên cao thêm nữa, thêm mãi” [37, tr. 184], để rồi cứ mấy năm Thánh Tản lại mời những người mộc tài hoa tỉnh Sơn Tây lên đền Thượng trùng tu lại. Những câu chuyện huyền bí đan xen này đã góp phần làm nên không khí linh thiêng, kỳ ảo cho câu chuyện trên đỉnh non Tản. Bên cạnh đó, lối kể chuyện mà như phô diễn kiến thức cho thấy nét uyên
bác của nhà văn, đồng thời làm mờ nhòa ranh giới giữa truyện ngắn và tùy bút. Đây là nét phong cách riêng trong truyện ngắn Nguyễn Tuân.
Truyện Khoa thi cuối cùng gợi lên không khí huyền thoại, huyền bí khi tác giả lồng ghép vào câu chuyện anh em ông Đầu Xứ Ngoạt hỏng thi là câu chuyện lúc sinh thời cụ Huấn, cha của hai ông đã “mang lấy trách nhiệm tinh thần về cái chết của một nàng hầu tài tình nổi tiếng một thời. Người thiếp đó lúc tự ải đã có mang được sáu, bảy tháng”. Chính vì vậy mà khi ông Đầu Xứ Anh đi thi đã bị oan hồn người phụ nữ kia hiện lên phá rối đánh bay kỳ kinh nghĩa. Đến lượt ông Đầu Xứ Em đi thi cũng bị oan hồn làm cho mê man và cũng bị trượt ngay vòng đầu. Kiểu kết cấu lồng ghép này tiếp tục gợi lên vẻ tiều tụy, đáng thương của lớp nhà nho cuối mùa. Ẩn sau giọng điệu ngang tàng, khinh bạc, Nguyễn Tuân đã bộc lộ một niềm xót thương kín đáo với một lớp người trong quá khứ chưa xa.
Nói chung, kiểu kết cấu lồng ghép này làm gia tăng yếu tố sự việc cho câu chuyện. Nó vừa là cách để Nguyễn Tuân phô ra sự tài hoa, uyên bác của mình, vừa thể hiện sự luyến tiếc của ông với vẻ đẹp của của một lớp nhà nho trong quá khứ, nay chỉ còn vẻ thê lương, ảm đạm. Chính điều này làm nên nét đặc sắc cho mỗi truyện ngắn của ông và cũng là yếu tố làm cho những tác phẩm của Nguyễn Tuân kén độc giả. Còn với người yêu mến văn chương Nguyễn Tuân lại thích thú bởi qua mỗi trang văn họ lại có thêm tri thức và hiểu biết, góp phần làm phong phú thế giới tinh thần.
3.5. Thủ pháp nghệ thuật tƣơng phản, đối lập
Theo nhận xét của các nhà phê bình, nghệ thuật lãng mạn có khả năng dung nạp rộng rãi các phương tiện thể hiện. Trong đó, tương phản, đối lập là thủ pháp đặc thù. “Tinh thần lãng mạn chính là sự nối kết liên tục các yếu tố đối kháng nhau : Tự nhiên và nghệ thuật, thơ ca và văn xuôi, sự nghiêm túc và thú vui, kỷ niệm và dự cảm, tư tưởng trừu tượng và những cảm giác sống động, sự sống và cái chết… hòa lẫn với nhau một cách mật thiết trong thể loại lãng mạn” (A. W. Sleigel). Trong sáng tác của Nguyễn Tuân, ta luôn thấy có sự tương phản đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, thiện và ác, đẹp và xấu, cao cả và thấp hèn, tài và bất tài,… Truyện ngắn
Chữ ngƣời tử tù có lẽ là nơi các đường ranh giới đối lập thiện- ác được giăng ra
nhiều nhất. Bản thân mối quan hệ giữa Huấn Cao với ngục quan đã có tới hai lần đối lập. Nhìn từ phía này, ngục quan là mệnh quan triều đình, đại diện cho trật tự, luân lí và đạo đức còn Huấn Cao là tử tù, giặc của triều đình, kẻ bất trung, vô đạo. Nhìn từ phía khác, từ lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn, Huấn Cao là bậc kì tài, cũng là trang anh hùng đội trời đạp đất, khí phách ngang tàng, cuộc đời như được bao bọc trong một thiên huyền sử. Nói cách khác, ông là hiện thân của cáitận mĩ, chí thiện. Trong khi đó, quản ngục và thơ lại chỉ là lũ phàm phu, bọn tiểu tốt vô danh, đại diện cho trật tự thối tha mà Huấn Cao chống lại. Đối lập gay gắt nhất vẫn là đối lập giữa một bên là cái “thiên lương” không hề suy suyển ở những kẻ như quản ngục và viên thơ lại, với một bên là “hoàn cảnh đề lao”, nơi “người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc”. Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đầy ải những cái thuần khiết trong một đống cặn bã, những người tốt nhiều khi lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt. Sống trong môi trường đầy cám dỗ và sự bủa vây của cái ác, người thiếu bản lĩnh và không có lí tưởng sống của riêng mình rất dễ sa đọa. Rơi vào hoàn cảnh ấy, tấm lòng biết giá người, biết trọng người ngay của quản ngục được Nguyễn Tuân ca ngợi là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” [37, tr. 102]. Vẻ đẹp của quản ngục giống như hoa sen mọc lên giữa bùn nhơ để tỏa sắc khoe hương. Bút pháp tương phản, đối lập được vận dụng cao độ trong việc tả cảnh tượng Huấn Cao cho chữ quản ngục. Đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Chưa từng có bởi người ta thường cho chữ ở những nơi thư phòng, thư sảnh sạch sẽ, thanh tao thì ở đây lại là nơi phòng giam chật hẹp, ẩm ướt, bẩn thỉu, hôi hám. Người cho chữ thường phải trong tâm thế sáng tạo hoàn toàn tự do cả về tinh thần và thể xác thì ở đây lại là một người tử tù, cổ đeo gông chân vướng xiềng và ngày mai phải vào kinh chịu án chém. Người nhận chữ lại là viên quan coi ngục. Người tử tù nghệ sĩ hiện lên đẹp lồng lộng và đang dặn dò quản ngục từng lời di huấn thiêng liêng còn quản ngục thì khúm núm, khiêm nhường đón nhận như nuốt từng câu chữ của lời di huấn. Có một cuộc đổi thay ngoạn mục về vị thế giữa hai nhân vật. Nhưng hơn hết, với thủ pháp “vẽ mây nảy trăng”, Nguyễn
Tuân đã xây dựng hai nhân vật trong thế đối sánh nhau, người này làm nổi bật vẻ đẹp của người kia. Hiệu quả của nghệ thuật này góp phần làm cho một truyện ngắn chưa đầy 3000 chữ mà ý nghĩa phong phú, sâu sắc và đầy dư vị. Như vậy, thủ pháp đối lập được vận dụng nhuần nhuyễn, uyển chuyển linh hoạt trong Chữ ngƣời tử tù làm nổi bật lên giá trị nhân văn của tác phẩm.
Trong một số truyện khác của Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân cũng sử
dụng nghệ thuật tương phản một cách có hiệu quả trong việc thể hiện dụng ý của mình. Ông Cử Hai và ông Cử Cả trong Một cảnh thu muộn là hai anh em cùng cha mẹ nhưng họ khác nhau từ quan niệm nhân sinh đến nhất cử nhất động nhỏ nhặt hàng ngày. Ông Cử Cả chọn cho mình con đường quan lộ nhiều bon chen, thủ đoạn thì ông Cử Hai lại chọn cho mình lối sống của một lãng tử coi thường danh lợi, coi kiếp sống của mình như một cuộc dạo chơi bất tận. Khi đối lập hai nhân vật cũng là hai loại người tiêu biểu trong xã hội lúc đó, Nguyễn Tuân đã thể hiện thái độ đồng tình, ủng hộ quan niệm sống đề cao vẻ đẹp tinh thần của con người và coi thường lối sống của bọn người cơ hội, hãnh tiến trong xã hội.
Trong sáng tác của Nguyễn Tuân có hai đề tài quan trọng là vẻ đẹp cuộc sống quá khứ và thú xê dịch giang hồ. Viết về những đề tài ấy, Nguyễn Tuân muốn đối lập chúng với đời sống tẻ nhạt của thời đại máy móc, hoặc sự xô bồ, hỗn độn đầy chất văn xuôi của xã hội đô thị đương thời. Không chỉ dừng lại ở đó, ý nghĩa tư tưởng của những tác phẩm viết về hai đề tài này còn sâu sắc và lí thú hơn nhiều. Riêng ở đề tài viết về quá khứ, ta thấy Nguyễn Tuân không chỉ là tác giả của Vang
bóng một thời mà còn là chủ nhân của một loạt tác phẩm: Chiếc lƣ đồng mắt
cua, Ngọn đèn dầu lạc, Tàn đèn dầu lạc... Ông không chỉ viết về những cái thú
của lớp người thất thế thuộc về thời đã qua như trồng hoa cây cảnh, làm đèn kéo quân, đánh cờ, uống trà, “đánh thơ”, “thả thơ”, mà còn viết cả về thú uống rượu, hút thuốc phiện, thú nhà trò, con hát, thú “hàng viện” của người đương thời. Chỉ cần đọc mấy tác phẩm như Chiếc lƣ đồng mắt cua, Cửa Đại hay Chiếc va li mới, ta
sẽ nhận ra ngay trục đối lập của Nguyễn Tuân. Ở những tác phẩm ấy, ông thường đối lập hai thế giới: trong này và ngoài kia. Trong này là thế giới của khuôn viên,
nhà cửa; ngoài kia là thế giới của thiên nhiên bao la, xã hội rộng lớn. Trong này là thế giới của công sở, của gia đình, cha mẹ, vợ con; ngoài kia là thế giới của nhà hát, “hàng viện”, cao lâu, tửu quán, của nhân tình, nhân ngãi. Mỗi thế giới có không gian riêng, luân lí riêng. Trong này là thế giới của bổn phận, ngoài kia là thế giới của những cuộckì duyên, kì ngộ, thế giới tri kỉ, tri âm, “biệt nhỡn liên tài”. Trong này là thế giới tri thức kinh viện chết cứng của nhà phê bình, ngoài kia là cuộc đời sống động, kì thúcủa nghệ sĩ. Có thể khái quát, trong này là thế giới chính thống, quan phương, ngoài kia là vương địa của cái ngoại biên, bên lề. Không phải ngẫu nhiên, trong Chiếc lƣ đồng mắt cua, Nguyễn Tuân gọi thế giới gia đình, thế giới trong nhà là “ban ngày”, còn thế giới ngoài kia, thế giới cao lâu, nhà trò, tửu quán thuộc về “ban đêm”. “Ban đêm” là cả một thế giới sống động. “Ban ngày” chỉ là thế giới đông lạnh, chết cứng.
Trong văn học trước 1945, viết về những người dưới đáy xã hội là đề tài riêng của văn học hiện thực phê phán. Đó là đối tượng phản ánh chủ yếu của các cây bút hiện thực nổi tiếng như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao,…Trong khi đó văn học lãng mạn ít người đề cập tới. Thạch Lam, Nguyễn Tuân là những cây bút lãng mạn đi đầu về đề tài kẻ bên lề, dân ngoại biên. Gần như không có ngoại lệ, thế giới nhân vật đông đúc của Nguyễn Tuân đều là dân cư của vùng ngoại biên, bên lề. Trong sáng tác của ông, chỉ ở thế giới bên lề mới có các bậc kì nhân, kì tài, những người chí thành,, chí tình, mới diễn ra những chuyện kì duyên, kì ngộ. Quan trọng hơn, chỉ khi nào phiêu dạt sang bên lề, ra ngoại biên, sáng tạo nghệ thuật mới tìm thấy sự kì thú để thăng hoa. Các nhân vật như vợ chồng Phó Sứ- Mộng Liên, ông Huấn Cao, ông Cử Hai, ông Thông Phu, cô Đào Tâm, Nguyễn, Bát Lê… là những nhân vật như thế.