CÁC YÊU CầU CHUNG CHO THIếT Kế KHÁNG CHấN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đánh giá khả năng chịu gia tốc nền của nhà cao tầng tại thành phố hồ chí minh (Trang 56)

Kinh nghiệm xây dựng của nhiều nước cho thấy, nếu được thiết kế và cấu tạo hợp lý các kết cấu bê tông cốt thép có thể chịu được các trận động đất mạnh. Nhờ

vào các đặc điểm sau mà các kết cấu bêtông cốt thép có khả năng kháng chấn tốt:

− Khả năng liên kết vững chắc giữa các cấu kiện (dầm, cột, sàn, tường,…) để

tạo thành các hệ kết cấu không gian vững vàng, có bậc siêu tĩnh cao;

− Khả năng phân tán năng lượng ở các cấu kiện có độ dẻo phù hợp. Tính dẻo kết hợp với bậc siêu tĩnh cao của hệ kết cấu sẽ tạo ra khả năng lớn về phân phối lại nội lực, làm giảm đáng kể sự tập trung ứng suất ở các vùng nguy hiểm.

Đểđảm bảo khả năng kháng chấn tốt cho các hệ kết cấu bêtông cốt thép, khi thiết kế cần thực hiện các biện pháp nhằm đạt tới các mục tiêu cơ bản sau;

− Bậc siêu tĩnh của kết cấu càng cao càng tốt;

− Sự phá hoại phải xảy ra ở dầm sau đó mới đến cột;

− Sự phân tán năng lượng địa chấn được thực hiện thông qua biến dạng chảy uốn. Điều này cũng có nghĩa là phá hoại uốn tại một cấu kiện phải luôn xảy ra trước phá hoại cắt cũng như phá hoại do bị tuột neo;

− Các nút liên kết là phần chung giữa các cấu kiện kề nhau, không được phá hoại trước khi các cấu kiện đó đạt tới khả năng chịu tải tối đa của chúng;

− Lượng cốt thép cần thiết để bảo đảm cho kết cấu làm việc dẻo không được quá nhiều, gây khó khăn cho việc thi công [11].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đánh giá khả năng chịu gia tốc nền của nhà cao tầng tại thành phố hồ chí minh (Trang 56)