Tổng quan về cách thức xác định tải trọng động đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đánh giá khả năng chịu gia tốc nền của nhà cao tầng tại thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 40)

Trong các tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn, việc tính toán nói chung được giả

thiết thực hiện trên các mô hình đàn hồi với các tiết diện chưa nứt. Khối lượng mỗi sàn được giả thiết tập trung về trọng tâm của sàn.

Lực cắt đáy do động đất gây ra phụ thuộc vào các yếu tố sau:

− Vùng hoạt động động đất; − Điều kiện nền đất tại địa điểm xây dựng; − Tầm quan trọng của công trình; − Hệ số làm việc của kết cấu; − Giải pháp kết cấu; − Phổ thiết kếđộng đất; − Khối lượng của công trình, .... [11]. a. Vùng hoạt động của động đất

Chuyển động nền đất do động đất gây ra tại một địa điểm nào đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có 2 yếu tố quan trọng là độ lớn động đất và khoảng cách chấn tiêu.

Mức độ hoạt động động đất thường được biểu thị qua gia tốc chuyển động của nền đá hoặc đất cứng với chu kỳ lặp có xác suất không vượt quá 90% trong 50 năm. Gia tốc nền được phân vùng theo địa danh đến cấp quận, huyện của 64 tỉnh, thành trên cả nước [11].

b. Tầm quan trọng của công trình

Mức độ quan trọng của một công trình xây dựng được xác định như sau:

− Các hậu quả mà công trình gây ra đối với tính mạng con người và những người còn sống sót nếu nó bị hư hỏng hoặc bị sụp đổ.

− Ảnh hưởng của công trình xây dựng tới việc cứu trợ và khôi phục lại các hoạt động ngay sau động đất.

− Ảnh hưởng của công trình xây dựng tới cuộc sống cư dân sau động đất.

− Các ảnh hưởng của công trình xây dựng tới các hoạt động kinh tế.

− Sự khó khăn của việc thi công xây dựng lại công trình sau động đất. Các hệ số tầm quan trọng của công trình thường dao động từ 0,8-1,8 [11].

Trong các tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn hiện đại thường được phép làm việc sau giai đoạn đàn hồi. Để đơn giản tính toán trong giai đoạn đàn hồi tải trọng động

đất sẽ nhỏ hơn so với giả thiết. Trong 1 số tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn, hệ số

giảm tải này được gọi là hệ số làm việc hoặc hệ sốứng xử q. Hệ số này chủ yếu phụ

thuộc vào vật liệu, độ dẻo của các cấu kiện thành phần cũng như của hệ kết cấu và loại hệ kết cấu sử dụng [11].

d. Điều kiện nền đất dưới chân công trình

Nền đất dưới chân công trình thường được phân làm nhiều loại, có độ cứng khác nhau. Ứng với mỗi loại nền đất có một phổ phản ứng động đất riêng [11].

e. Các giải pháp kết cấu và tính đều đặn của công trình

Thông thường các giải pháp kết cấu và tính đều đặn của công trình đươc xét tới thông qua việc xác định hệ số làm việc của nó (q hoặc R) [11].

f. Tung độ của phổ thiết kế

Các giá trị phổ thiết kế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có trị

số gia tốc nền, điều kiện nền đất tại địa điểm xây dựng và chu kỳ dao động của công trình [11].

g. Trọng lượng của công trình

Trọng lượng công trình được đưa vào để tính toán tác động động đất gồm toàn bộ tải trọng thường xuyên cộng với một phần tải trọng tạm thời có thể có trong thời gian xảy ra động đất. Trong TCVN 9386:2012 trọng lượng công trình được thay bằng khối lượng công trình [11].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đánh giá khả năng chịu gia tốc nền của nhà cao tầng tại thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 40)