Đánh giá sức mạnh của động đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đánh giá khả năng chịu gia tốc nền của nhà cao tầng tại thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 35)

1.4.3.1 Thang cường độ động đất

Thang cường độ động đất (Earthquake Intensity) được dùng để đánh giá sức mạnh động đất theo cách định tính. Có nhiều thang cường độ động đất khác nhau. Chúng được lập ra trên cơ sở các mức độ bị phá hoại của các công trình xây dựng lẫn bề mặt đất và phản ứng của con người khi chịu các chấn động của động đất. Ở

độ tương ứng với một mô tả định tính các hậu quả do động đất gây ra. Sau đây là một số thang cường độ động đất chính hiện đang được sử dụng ở các khu vực khác nhau trên thế giới:

− Thang cường độ động đất Mercalli sửa đổi (Modified Mercalli – MM) hiện

đang được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu và Bắc Mỹ và nhiều khu vực khác trên thế

giới. Thang MM có 12 cấp, cung cấp cho ta một hình ảnh chủ quan về mức độ tác

động của một trận động đất lên con người, công trình xây dựng,… tại một địa điểm cụ thể.

Bảng 1.1 Thang cường độ động đất Mercalli

Cường độ IMM Mô tả tác động của động đất Gia tốc cực đại gần đúng của nền đất (g)

I Con người không cảm nhận được, chỉ

có các địa chấn thiết kế mới ghi nhận được <0.003 II Một số ít người sống ở các tầng trên của toàn nhà cảm nhận được hoạt động của địa chấn. Các vật treo có thể dao động

III Một số người cảm nhận được hoạt

động của địa chấn giống như rung

động của xe ô tô chạy với tốc độ cao gây ra. Xe ô tô đang đỗ bị dịch chuyển.

0.003 – 0.007

IV Tất cả mọi người ở trong nhà cảm nhận được hoạt động địa chất. Người

đang ngủ bị thức giấc. Ô tô đang đỗ

bị dịch chuyển mạnh. 0.007 – 0.015 V Tất cả mọi người cảm nhận được hoạt động địa chấn. Đồđạc và giường ngủ bị lắc. Đồ sứ bị vỡ. Trần thạch cao bị nứt. 0.015 – 0.030 VI Đa số người hoảng sợ chạy ra khỏi nhà. Chuông kêu, con lắc đồng hồ bị

dừng. Trần thạch cao rơi xuống. Ống

Cường độ IMM Mô tả tác động của động đất Gia tốc cực đại gần đúng của nền đất (g) khói lò sưởi bị hư hỏng. Nhà bị hư hỏng nhẹ. VII Tất cả mọi người chạy ra khỏi nhà. Nhà bị hư hỏng phụ thuộc vào chất lượng xây dựng. 0.070 – 0.15

VIII Các tường ngăn bị nứt, khung, tượng, tháp chuông bị đổ. Các vết nứt xuất hiện ở nền đất dốc hoặc ẩm ướt; đá trên núi rơi xuống. Lái xe khó chịu.

0.150 – 0.300 IX Nhà bị dịch chuyển khỏi móng, bị nứt, bị nghiêng, đa số không sử dụng được. Nền đất bị nứt hở ra. Các đường ống ngầm bị vỡ. 0.300 – 0.700

X Nền đất bị trượt. Đường ray bị uốn cong. Các công trình bằng khối xây bịđổ. Mặt đất mở ra.

0.700 – 1.500

XI Cầu bị đổ. Chỉ có những công trình mới xây không bị đổ nhưng thường bị

hư hỏng nặng.

1.500 – 3.000

XII Các công trình do con người tạo ra bị

phá hủy hoàn toàn địa hình bị thay

đổi, các đứt gãy lớn được tạo ra, các sông nhỏ bị đổi dòng.

3.000 – 7.000

− Thang cường độ động đất JMA được cơ quan khí tượng Nhật Bản (Japanese Meteorological Agency – JMA) đề xuất với 8 cấp độ vào năm 1949.

Bảng 1.2 Thang cường độ động đất JMA

Cường độ Mô tả tác động động đất

O Không cảm nhận được: con người không cảm nhận được nhưng địa chấn ghi được

I Nhẹ: những người đang nằm nghỉ hoặc những người đặc biệt nhạy cảm với động đất cảm nhận được.

Cường độ Mô tả tác động động đất

II Yếu: đa số người cảm nhận được; các cửa ra vào và các cửa trượt kiểu Nhật Bản kêu lách cách.

III Tương đối mạnh: các ngôi nhà một tầng và nhiều tầng bị rung; các cửa ra vào và cửa trượt kiểu Nhật Bản va đập mạnh; các đèn chùm và các vật treo bị chao lắc; chất lỏng chứa trong bình chuyển động.

IV Mạnh: các ngôi nhà một tầng và nhiều tầng bị lắc mạnh; các vật không

ổn định bị lật; chất lỏng bị bắn ra khỏi bình chứa khoảng 4/5 thể tích V Rất mạnh: các tường bằng thạch cao bị nứt; mộ chí và cửa mái bị lật;

ống khói bằng gạch và các kho hàng xây bằng vật liệu địa phương bị

hư hại.

VI Thảm họa: khoảng dưới 30% nhà gỗ Nhật Bản bị đổ nát, nhiều nơi bị

lở đất và đê bị hư hỏng; mặt đất bằng bị nứt. VII Tàn phá: trên 30% nhà gỗ Nhật Bản bịđổ nát.

− Thang MSK-64 là do Medveded cùng Sponhauer và Karnic đề ra năm 1964, là thang đo cường độđịa chấn diện rộng được sử dụng đểđánh giá mức độ khốc liệt của sự rung động mặt đất trên cơ sở các tác động đã quan sát và ghi nhận trong khu vực xảy ra động đất. Để xây dựng thang MSK-64 các tác giả trước hết phân loại tác dụng phá hoại của động đất đến các công trình xây dựng, sau đó đánh giá cường độ động đất qua hàm dịch chuyển cực đại của con lắc tiêu chuẩn có chu kỳ dao động riêng T = 0.25s. Thang động đất MSK-64 có 12 cấp. Bảng 1.3 Thang cường độđộng đất MSK Cấp động đất Cường độ động đất Hậu quả tác động động đất

Lên con người Lên công trình XD

Cấp 1 Không đáng kể Không cảm nhận được Cấp 2 Rất nhẹ Cảm nhận rất nhẹ

Cấp 3 Nhẹ

Chủ yếu những người

đang nghỉ ngơi mới cảm nhận được

Cấp động đất

Cường độ động đất

Hậu quả tác động động đất

Lên con người Lên công trình XD

Cấp 4 Hơi mạnh Những người ở trong nhà cảm nhận được Kính cửa sổ bị rung Cấp 5 Tương đối mạnh Những người ở trong và ngoài nhà cảm nhận được, người đang ngủ thức dậy Các đồ vật treo đung

đưa, các bức tranh treo trên tường bị dịch chuyển Cấp 6 Mạnh Nhiều người hoảng sợ Kết cấu bị hư hỏng nhẹ, các vết nứt nhỏở lớp trát Cấp 7 Rất mạnh Nhiều người chạy ra khỏi nhà Hư hỏng lớn ở kết cấu xuất hiện vết nứt ở tường và ống khói Cấp 8 Thiệt hại Tất cả mọi người hoảng sợ Nhà bị hư hại, xuất hiện các vết nứt lớn trên khối xây, tường chắn mái và

đầu hồi bịđổ

Cấp 9 Thiệt hại lớn Sợ hãi Nhà bị hư hỏng ở diện rộng, tường và mái bị đổ

Cấp 10 Cực kỳ thiệt hại Sơ hãi bao trùm Nhà bị hư hỏng toàn bộ, nhiều nhà bị đổ

Cấp 11 Hủy diệt

Sơ hãi bao trùm Các công trình xây dựng chắc chắn bị hư hỏng nghiêm trọng

Cấp 12 Hủy diệt toàn bộ Sơ hãi bao trùm Nhà và các công trình

khác bị đổ hoàn toàn Trên quan điểm tính toán công trình, cường độ động đất xác định theo các thang cường độ giới thiệu ở trên không có ý nghĩa quan trọng. Nguyên nhân chủ

nào về các thông số liên quan tới chuyển động của nền đất (ví dụ chuyển vị, tốc độ, gia tốc cực đại,…) cần thiết cho việc tính toán kháng chấn các công trình xây dựng. Việc thiết lập một mối quan hệ giữa cường độ động đất với gia tốc nền lớn nhất về

nguyên tắc là không logic, vì cường độđộng đất là một thước đo dựa trên cảm nhận

động đất chủ quan và hậu quả phá hoại thực tế. Tuy nhiên sự cần thiết phải sử dụng các cứ liệu quan sát lịch sử, các tiêu chuẩn thiết kếđã buộc nhiều nhà khoa học phải tìm cách thiết lập mối quan hệ giữa 2 thông số trên. Nhằm mục đích tham khảo, tiêu chuẩn “Thiết kế công trình chịu động đất” của Việt Nam TCVN 9386 – 2012 cũng

đã cho các số liệu tương quan giữa cấp cường độ động đất và đỉnh gia tốc trên nền

đá gốc theo gia tốc trọng trường g.

Bảng 1.4 Tương quan giữa cấp cường độ động đất và đỉnh gia tốc nền

Cấp cường độ động đất Đỉnh gia tốc nền Thang MSK-64 Thang MM V 0.012 – 0.03 0.03– 0.04 VI > 0.03 – 0.06 0.06 – 0.07 VII > 0.06 – 0.12 0.10 – 0.15 VIII > 0.012 – 0.024 0.25 – 0.3 IX > 0.24 – 0.48 0.5 – 0.55 X > 0.48 > 0.6 1.4.3.2 Thang đo độ ln động đất

Thang đo độ lớn động đất (Earthquake Magnitude) là thang đánh giá định lượng quy mô động đất và độ lớn đứt gãy, dựa trên biên độ lớn nhất của các sóng khối hoặc sóng mặt. Do vậy thang độ lớn động đất là một thang đánh giá khách quan và định lượng theo các số liệu đo. Có nhiều thang độ lớn động đất khác nhau. Một số thang dựa trên các số liệu đo biên độ các sóng địa chất với các đặc tính khác nhau. Một số thang biểu thị trực tiếp các thông số nguồn phát sinh động đất, không phụ thuộc vào các sóng địa chấn.

Thang độ lớn động đất thông dụng và phổ biến hiện nay là Thang Richter,

được Ch. F. Richter giáo sưđịa vật lý ở Viện Công nghệ California đề xuất vào năm 1935. Thang Richter là một phương pháp xác định độ lớn của một trận động đất dựa

trên các số liệu ghi được từ các thiết bị đo địa chấn. Phương pháp này sau đó đã

được chính tác giả và B. Gutenberg hoàn thiện thêm và mang tên thang Richter. Theo định nghĩa của thang Richter, độ lớn của một trận động đất là logarit thập phân của biên độ cực đại A đo bằng micromet ghi được tại một điểm cách chấn tâm 10 km bằng một địa chấn kế xoắn do H. O. Wood và J. Anderson thiết kế. Địa chấn kế này có chu kỳ dao động tự nhiên bằng 0.8 s, hệ số cản tới hạn 0.8 và hệ số

khuếch đại tĩnh các sóng 2,800. Hệ số khuếch đại tĩnh các sóng là tỷ số giữa biên độ

dọc trên địa chấn kế và biên độ thực của chuyển vị nền đất. Nó khuếch đại các sóng có chu kỳ nằm giữa 0.5s và 1.5s là loại sóng thường có khả năng gây hư hại cho công trình nhất.

Bảng 1.5 Thang đo độ Richter

Độ Richter Tác hại Mô tả Tần số xảy ra

<2.0 Động đất thật nhỏ,

không cảm nhận được. Không đáng kể

Khoảng 8000 lần mỗi ngày 2.0 – 2.9 Thường không cảm nhận nhưng đo được. Thật nhỏ Khoảng 1000 lần mỗi ngày 3.0 – 3.9 Cảm nhận được nhưng ít

khi gây thiệt hại. Nhỏ

Khoảng 49000 lần mỗi năm 4.0 – 4.9 Rung chuyển đồ vật trong nhà. Thiệt hại khá nghiêm trọng. Nhẹ Khoảng 6200 lần mỗi năm 5.0 – 5.9 Có thể gây thiệt hại nặng cho những công trình không theo tiêu chuẩn kháng chấn. Thiệt hại nhẹ cho những công trình tuân theo tiêu chuẩn kháng chấn. Trung bình Khoảng 800 lần mỗi năm 6.0 – 6.9 Có sức tiêu hủy mạnh trong những vùng đông dân trong chu vi 180km bán kính.

Mạnh Khoảng 120 lần mỗi năm

Độ Richter Tác hại Mô tả Tần số xảy ra 7.0 – 7.9 Có sức tàn phá nghiêm trọng trên diện tích lớn. Rất mạnh Khoảng 18 lần mỗi năm 8.0 – 8.9 Có sức tàn phá vô cùng nghiêm trọng trên diện tích lớn trong chu vi hàng trăm km bán kính. Cực mạnh Khoảng 1 lần mỗi năm 9.0 – 9.9 Sức tàn phá vô cùng lớn. Cực kỳ mạnh Khoảng 20 lần 1 năm > 10 Gây ra hậu quả khủng

khiếp cho Trái Đất. Kinh hoàng Cực hiếm

Hình 1.9 Động đất tại Vân Nam (Trung Quốc) 17/10/2018

Hình 1.10 Động đất tại Sumatra (Indonesia) 07/12/2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đánh giá khả năng chịu gia tốc nền của nhà cao tầng tại thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 35)