Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 53)

B. NỘI DUNG

3.2.6. Một số giải pháp khác

Ngoài các giải pháp đã nêu ở trên, còn có thể áp dụng các giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã như:

- Đào tạo, bồi dưỡng phải có kế hoạch sử dụng, nếu không sẽ gây tâm lý lo lắng cho người học, gây lãng phí thời gian, kinh phí, ảnh hưởng đến kết quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Tạo chuyển biến sâu sắc trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ; chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo quản lý, coi đây là giải pháp quan

trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lược cán bộ trong giai đoạn mới.

- Xây dựng nguồn quỹ riêng cho các chương trình đào tạo. Với mỗi chương trình đào tạo khác nhau sẽ yêu cầu một nguồn kinh phí khác nhau. Do đó, cần xây dựng một quỹ riêng cho đào tạo, bồi dưỡng tách nó ra khỏi chi phí bộ máy để quá trình hoạch định chi phí đào tạo được chi tiết. Từ đó, chuyên viên phụ trách công tác tổ chức sẽ dễ dàng tìm ra phương pháp phù hợp với nguồn quỹ. Điều này cũng thể hiện mức độ quan tâm của lãnh đạo đơn vị và của ngành tới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc. Đầu tư vốn thỏa đáng để nâng cấp, sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất như nhà ăn, nhà nghỉ phục vụ cho việc làm việc được tốt hơn. Đầu tư trang thiết bị hiện đại cần thiết cho chỗ làm như máy móc, đèn điện, bàn ghế để làm việc đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)