Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 41)

B. NỘI DUNG

2.2.2. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện

huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

2.2.1. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

Đáp ứng mục tiêu chung của đất nước phát triển nhân lực ngành Nội vụ đến năm 2020 là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp có phẩm chất đạo đức tốt, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, cơ cấu hợp lý, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Nội vụ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước và đáp ứng những đòi hỏi mới của quá trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở, trong những năm gần đây tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Thanh Thủy nói riêng đã ban hành nhiều văn bản chính sách về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã nhằm xây dựng đội ngũ CBCC có bản lĩnh chính trị vũng vàng, có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, giải quyết các vẫn đề thực tiễn đặt ra ở chính quyền cấp cơ sở.

2.2.2. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

2.2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Trước tình hình thực tế đội ngũ CBCC cấp xã, UBND huyện Thanh Thủy tiến hành xác định nhu cầu đào tạo theo từng năm. Việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu được áp dụng với CBCC trực tiếp thông qua nhận xét, quyết định, ý kiến của cán bộ phụ trách đào tạo của đơn vị trực thuộc và căn cứ vào nhu cầu đào tạo.

Cán bộ phụ trách đào tạo gửi mẫu đăng ký nhu cầu đào tạo cho các phòng, ban trong huyện, các xã, thị trấn. Sau đó thủ trưởng các đơn vị, phòng, ban căn cứ vào:

- Nhu cầu đào tạo đối với CBCC của phòng, ban, cơ quan mình; căn cứ vào tình hình thực hiện công việc, mức độ hoàn thành công việc xem còn yếu ở mảng nào để cần đào tạo.

- Định hướng của huyện năm sau và tình hình thực tế của phòng, ban mình. - Ngoài ra căn cứ vào nhu cầu đào tạo của cá nhân CBCC như học tại chức, học tập tại các trường Đại học trong và ngoài nước thì cá nhân làm đơn cụ thể để được xét duyệt.

Thủ trưởng đơn vị sẽ xác định nhu cầu đào tạo của đơn vị mình. Sau đó cán bộ phụ trách nhân lực căn cứ vào các phiếu đó và tình hình của huyện để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cụ thể đưa vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt.

2.2.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Mục tiêu cụ thể của huyện Thanh Thủy là phấn đấu 100% CBCC cấp xã có trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định, trong đó 80% CBCC có trình độ cao đẳng, đại học. Phấn đấu 100% CBCC cấp xã tại huyện được bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý theo vị trí công việc.

Mục tiêu tại các khóa học là hoàn thành và tốt nghiệp khóa học, vượt qua các bài kiểm tra của trung tâm đào tạo vì phần lớn các chương trình đều được thực hiện theo hình thức cử đi học tại các trung tâm. Đối với các khóa học tiếng anh, tin học mục tiêu rõ ràng hơn như đạt trình độ loại C, sử dụng thành thạo tin học văn phòng hay đọc, nghe, nói, viết tiếng anh ở mức trung cấp…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xác định mục tiêu chưa sát với yêu cầu của thực tiễn tại các cơ quan, phòng ban của cấp xã là do việc xác định nhu

cầu đào tạo còn nhiều nhược điểm, chưa xác định rõ được những kỹ năng còn thiếu của mỗi CBCC. Khi cử CBCC đi học các lớp đào tạo về chuyên môn trong cùng một cơ quan có 2 đến 3 người cùng học một chuyên ngành. Do đó, dẫn đến một số lĩnh vực thì quá thừa, một số thì thiếu không có công chức có chuyên môn để đảm nhiệm.

2.2.2.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Việc lựa chọn đối tượng đào tạo thì căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng CBCC hàng năm; cán bộ chủ chốt các cơ quan, đơn vị, CBCC chưa có chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc đang đảm nhiệm, chưa tham gia lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chưa có trình độ Tin học cao.. lập danh sách rồi tổng hợp gửi lãnh đạo phê duyệt.

Đối tượng đào tạo phải có thâm niên công tác trong ngành ít nhất 36 tháng. Khuyến khích xét giảm thời gian còn 24 tháng đối với lao động có thành tích đặc biệt xuất sắc.

2.2.2.4.Nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng

- Nội dung:

+Về lý luận chính trị: Đào tạo chuẩn hóa chức danh lãnh đạo và CBCC nguồn trong quy hoạch;

+Về chuyên môn: Đào tạo trình độ đại học cho CBCC theo tiêu chuẩn của từng chức danh và ngạch công chức. Chú trọng đào tạo trình độ đại học đối với CBCC đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và thị trấn nói riêng;

+Đào tạo cán bộ nguồn cho các chức danh lãnh đạo: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn;

+Đào tạo trình độ về Tin học cho CBCC cấp xã, đặc biệt là những người chưa có trình độ cao.

thức pháp luật, cải cách hành chính,...

- Hình thức: Trong công tác đào tạo thì việc xác định phương pháp đào tạo có vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Các phương pháp đào tạo được áp dụng:

+Cử CBCC đi học tại các trường đại học: Họ sẽ được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc là phương thức chính được áp dụng để đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện.

+Phương pháp kèm cặp và chỉ dẫn: Bên cạnh phương pháp cử đi học tại các trường đại học, đối với những công chức trẻ tuổi cũng tiến hành áp dụng phương pháp này để họ có thể tiếp cận nhanh với công việc, tránh tình trạng lúng túng bị động. Đây là phương pháp đào tạo khá hiệu quả, giảm chi phí đào tạo cho cơ quan.

+Tổ chức các khóa tập huấn, huấn luyện ngắn hạn: Phương pháp đào tạo này được áp dụng riêng cho đội ngũ công chức là công an của các xã, thị trấn.

Thực tế, các hình thức đào tạo còn ít, đơn giản, là những phương pháp mang tính truyền thống. Các khóa học còn ngắn hạn nên sẽ không đảm bảo nhiều kiến thức, kỹ năng lý thuyết, thực hành.

2.2.2.5.Lựa chọn đội ngũ giảng viên

- Các lớp đào tạo chuyên môn: Huyện liên kết với Trung tâm bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công chức tỉnh Phú Thọ thực hiện.

- Các lớp bồi dưỡng tại huyện: Giáo viên do các sở ngành của tỉnh, cán bộ các phòng ban trong huyện có chuyên môn về lĩnh vực đó.

- Trong những năm gần đây, đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy tại Trung tâm chính trị huyện và trường Chính trị tỉnh Phú Thọ đều được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt những giảng viên có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ từ các trường và học viện lớn được khuyến khích và huy

động tham gia giảng dạy tại nhiều khóa học. Tuy nhiên đối với giảng viên kiêm chức phương pháp sư phạm còn yếu nên sự truyền đạt kiến thức cho học viên chưa phát huy hết hiệu quả của lớp đào tạo.

2.2.2.6.Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng

Kinh phí được coi là yếu tố cuối cùng quyết định đến việc triển khai áp dụng chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Khi kinh phí đáp ứng đủ thì hoạt động đào tạo mới được tiến hành liên tục và đồng bộ.

Hàng năm, xây dựng kế hoạch đào tạo, căn cứ vào các yếu tố trong đào tạo để hạch toán, dự tính chi phí cho mỗi khóa đào tạo sau đó trình lên lãnh đạo phê duyệt. Chi phí cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực được trích ra từ nguồn vốn của UBND tỉnh cấp về.

Với hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác nhau thì dự tính chi phí là khác nhau. Điều đó, cho thấy huyện Thanh Thủy cũng đã chú trọng đến việc tính toán cho chi phí đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, quỹ chi cho đào tạo vẫn còn eo hẹp nên số lượng đối tượng được cử đi đào tạo còn hạn hẹp.

2.2.2.7.Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Sau khi hoàn thành xong các bước chuẩn bị ở trên các phòng, ban, đơn vị tiến hành theo kế hoạch đã được Chủ tịch UBND huyện phê duyệt. Thời gian tiến hành sẽ được chọn vào thời điểm hợp lý cho CBCC để không ảnh hưởng tới quá trình làm việc của họ. UBND có trách nhiệm:

- Phân công chuyên viên thực hiện theo dõi, duy trì việc thực hiện kế hoạch, chương trình đào tạo; phân công CBCC trực tiếp kèm cặp, chỉ bảo những công chức, viên chức làm việc theo chế độ hợp đồng lao động mới được tuyển dụng tại các phòng, ban.

- Quyết định triển khai những người đào tạo theo công tác nội bộ như giảng viên, thành viên hội đồng trên cơ sở đề cử của Trưởng các phòng, ban, đơn vị.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 41)