Hoàn thiện xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 49 - 51)

B. NỘI DUNG

3.2.2. Hoàn thiện xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

xuyên, nghiêm túc và thực sự khoa học. Việc đánh giá thường xuyên để thu thập thông tin phản hồi về quá trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm đưa ra những quyết định, điều chỉnh kịp thời cho công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng CBCC.

3.2.2. Hoàn thiện xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chức

- Hoàn thiện xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trước hết phải gắn với xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của địa phương cần gắn liền với xem xét phân loại nhu cầu đào tạo của cán bộ, công chức cấp xã. Xem xét nhu cầu nào là quan trọng, là cần thiết và trước mắt, nhu cầu nào cần đào tạo ngay. Lãnh đạo của mỗi cơ quan, đơn vị phải xác định rõ nhu cầu đào tạo trên cơ sở kết hợp giữa việc phân tích công việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ, công chức cấp xã đó. Nếu công tác xác định nhu cầu là chính xác thì sẽ đảm bảo được tính “tinh, gọn” trong cơ cấu, đồng thời sẽ đào tạo đúng người, tránh lãng phí đào tạo. Công tác xác định nhu cầu của mỗi đơn vị dựa trên cân đối lại số lượng cán bộ, công chức cấp xã trong đơn vị. Trong đó xem xét yêu cầu thực tế công việc được đánh giá bởi lãnh đạo, sau đó tiến hành so sánh với thực tế tìm ra sự chênh lệch hoặc thiếu hụt về CBCCCX.

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Việc hoàn thiện phải được thực hiện trên cơ sở rà soát hệ thống các văn bản hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng phát hiện những bất cập để sửa đổi và hoàn thiện, đặc biệt chú trọng những văn bản quy định về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đối với các đối tượng cụ thể, các văn bản về văn bằng, chứng chỉ và

cấp văn bằng, chứng chỉ về chế độ, chính sách đối với CBCC tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

- Các phòng ban phải tham mưu cho UBND huyện kịp thời về lập kế hoạch ĐTBD hàng năm và dài hạn để tổng hợp kế hoạch. Khuyến khích sự tự chủ, năng động của CBCC trong việc tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong cơ quan. Đưa ra các kế hoạch đào tạo phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cơ quan, thích hợp với tất cả mọi CBCC nhằm có thể bồi dưỡng cho CBCC đầy đủ nhất về các kiến thức, chuyên môn cần thiết.

- Xây dựng kế hoạch, số lượng CBCC cần đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ theo từng lĩnh vực cụ thể, đảm bảo đáp ứng được công tác sử dụng CBCC. Xác định đối tượng, chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng CBCC, sắp xếp quá trình đào tạo phù hợp với CBCC, đảm bảo số lượng CBCC tham gia đào tạo, bồi dưỡng một cách đầy đủ, đúng chỉ tiêu đề ra.

3.2.3. Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo theo hướng gắn với thực tế, dễ hiểu, dễ ứng dụng đối với đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng.

- Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chú trọng thực hành và kiến thức thực tế.

- Nâng cao chất lượng và số lượng giảng viên trung tâm bồi dưỡng chính trị trên địa bàn huyện đồng thời thực hiện khuyến khích học tập cho CBCC tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

- Đối với đội ngũ giảng viên cần phải tăng cường đầu tư để phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và chất lượng, có trình độ sư phạm và kỹ năng tay nghề đặc biệt là trình độ thực hành. Xây dựng đội ngũ giảng viên và đổi mới phương pháp dạy đáp ứng được chương trình đào tạo mới phù hợp với những kỹ thuật và công nghệ mới. Đổi mới và đa dạng hóa phương pháp

dạy và học.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 49 - 51)