Lý thuyết về hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu giống lúa trên đất lúa tại huyện tân hưng, tỉnh long an (Trang 39 - 40)

Theo Samuelson và Nordhaus (2001), trích bởi Phạm Thị Thanh Xuân (2015), hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng hàng loạt của một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hóa khác. Thực chất quan điểm hiệu quả này là đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực làm tăng hiệu quả.

Hiệu quả kinh tế phản ánh mối quan hệ tỷ số giữa đầu ra có ích với đầu vào được sử dụng. Đầu vào có thể tính theo số lao động, vốn hay thời gian lao động hao phí, chi phí thường xuyên. Đầu ra thường là giá trị tăng thêm (Nguyễn Trần Quế và ctg, 2008; trích bởi Bùi Thị Sáu, 2013)

Cũng theo Nguyễn Văn Hậu (2010), hiệu quả kinh tế được tính bằng tổng giá trị trong một giai đoạn, phải trên mức bình quân của vùng, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền cho vay vốn ngân hàng. Chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ trong, ngoài nước, hệ thống phải giảm mức thấp nhất thiệt hại (rủi ro) do thiên tai, sâu bệnh,…

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới có điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thi khi đó mới đạt hiệu quả kinh tế.

Hiệu quả kinh tế phản ánh mối quan hệ tỷ số giữa đầu ra với đầu vào được sử dụng. Đầu vào có thể tính theo số lao động, vốn hay thời gian lao động hao phí, chi

phí thường xuyên, đầu ra thường dùng giá trị tăng thêm. Hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Nó được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh (Hoàng Hùng, 2007; trích bởi Phạm Hoàng Long, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu giống lúa trên đất lúa tại huyện tân hưng, tỉnh long an (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)