Sự khác biệt của mô hình nghiên cứu đề xuất so với các mô hình nghiên cứu trước ở chỗ:
- Tác giả sử dụng mô hình logit (biến phụ thuộc định tính là chuyển đổi hay không chuyển đổi giống lúa trên đất trồng lúa).
- Trong mô hình nghiên cứu này, tác giả tổng hợp từ nhiều kết quả của các nghiên cứu trước có tính chất gần tương tự để đưa ra mô hình nghiên cứu của đề tài.
- Điểm khác biệt nổi bật của đề tài là tác giả đưa một số biến dựa vào quan sát tình hình thực tế mà các nghiên cứu trước chưa đề cập để đưa vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu giống lúa trên đất lúa tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An như biến Hỗ trợ đầu tư sản xuất hoặc tiêu thụ và biến Mùa vụ sản xuất.
- Đề tài này là nghiên cứu mới, hiện chưa nghiên cứu nào thực hiện trên địa bàn huyện Tân Hưng, tỉnh Long An và các tỉnh khác.
Kết luận chương 2
Chương 2 tác giả trình bày một số khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài như khái niệm về cơ cấu giống lúa, chuyển đổi giống lúa, vai trò của chuyển đổi; lý thuyết về thay đổi công nghệ, sự cải tiến, chấp nhận công nghệ, yếu tố quyết định mức độ chấp nhận hành vi của nông hộ, sử dụng đầu vào tối ưu và lợi nhuận thu được từ đầu vào. Đề tài căn cứ vào các nghiên cứu trước, tác giả tổng hợp đưa ra các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi giống lúa của nông hộ gồm: Nhóm điều kiện của hộ, Nhóm hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển và chuyển đổi, Nhóm yếu tố thị trường, Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Tổng quan về huyện Tân Hưng, tỉnh Long An
Tân Hưng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Long An, diện tích tự nhiên: 49.670,8 ha, có 12 đơn vị hành chính (11 xã và 1 thị trấn); Phía Bắc giáp nước bạn Campuchia (biên giới dài 15,22 km); Phía Nam giáp huyện Tân Thạnh, thị xã Kiến Tường tỉnh Long An; Phía Đông giáp huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An; Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.
Hiện nay, huyện Tân Hưng có diện tích tự nhiên 49.670,8 hecta, dân số hơn 52 ngàn nhân khẩu, mật độ dân số trung bình 105 người/km2, là huyện có mật độ dân số thưa của tỉnh Long An. Nhân dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước và một số ít chăn nuôi, thủy sản. Hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ từng bước phát triển, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nhân dân.
Khí hậu mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa. Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa, ngô, rau đậu thực phẩm.
Tân Hưng nằm ở đầu nguồn nước từ phía sông Tiền dẫn vào địa phận của tỉnh Long An; đây chính là điểm thuận lợi so với các huyện phía Nam của tỉnh. Nguồn nước ngầm trong khu vực huyện Tân Hưng xuất hiện sâu, nên khi đầu tư các trạm cung cấp nước sạch nông thôn cần vốn rất lớn.
Đây là vùng đất ngập nước thuộc lưu vực sông Mekong, hàng năm thể hiện rõ nét chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa lũ lụt, thời gian ngập lụt kéo dài khoảng 4 tháng, thường từ trung tuần tháng 7 đến trung tuần tháng 11 hàng năm.
Toàn huyện có 2 nhóm đất là nhóm đất xám có diện tích 21.502,5 ha (chiếm 43,29% DTTN) và nhóm đất phèn 28.106,6 ha (chiếm 56,59% DTTN).
Theo số liệu thống kê hiện toàn huyện có hơn 3.000 ha rừng, chủ yếu là rừng tràm, tập trung nhiều ở Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen.
Nền kinh tế của huyện được duy trì tăng trưởng ở mức khá, với tổng giá trị sản xuất năm 2018 là 5.850,7 tỷ đồng, tỷ lệ gia tăng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) ước đạt 11%, trong đó, khu vực I (Nông – Lâm nghiệp và Thủy sản)
tăng 10,7%; khu vực II (Công nghiệp và Xây dựng) tăng 14,6%; khu vực III (ngành
TM – DV) tăng 10,3%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng (Khu vực I chiếm 59,2%, khu vực II chiếm 16,9%, khu vực III chiếm 23,9%). Tổng thu ngân sách thực
hiện cả năm 2018 là 185.930 triệu đồng. Tổng chi ngân sách là 324.133 triệu đồng.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực a) Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu a) Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
Với các đặc điểm điều kiện tự nhiên gồm điều kiện đất đai; điều kiện khí hậu, thời tiết và điều kiện về thủy lợi, nguồn nước trong vùng nghiên cứu để có cách nhìn tổng quan qua nhận định của hộ gia đình tham gia sản xuất về điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đối với chuyển đổi giống lúa.
Khí hậu mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa. Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa, ngô, rau đậu thực phẩm.
Toàn huyện có 2 nhóm đất là nhóm đất xám có diện tích 21.502,5 ha (chiếm 43,29% DTTN) và nhóm đất phèn 28.106,6 ha (chiếm 56,59% DTTN).
Hình 3.1. Biểu đồ Đánh giá về điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết
Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra năm 2019
Thuận lợi 71,7 Không thuận
Nguồn nước mặt: Tân Hưng nằm ở đầu nguồn nước từ phía sông Tiền dẫn vào địa phận của tỉnh Long An; đây chính là điểm thuận lợi so với các huyện phía Nam của tỉnh.
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm trong khu vực huyện Tân Hưng xuất hiện sâu, nên khi đầu tư các trạm cung cấp nước sạch nông thôn cần vốn rất lớn.
Ngập lũ: Đây là vùng đất ngập nước thuộc lưu vực sông Mekong, hàng năm thể hiện rõ nét chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa lũ lụt, thời gian ngập lụt kéo dài khoảng 4 tháng, thường từ trung tuần tháng 7 đến trung tuần tháng 11 hàng năm.
Hình 3.2. Biểu đồ Đánh giá về nguồn nước
Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra năm 2019
b) Nguồn nhân lực
Tỉnh Long An có tỷ lệ lao động xã hội ở mức 59%. Riêng huyện Tân Hưng, có khoảng 28.041 lao động trong và trên độ tuổi lao động, trong đó có 23.338 lao động nông nghiệp, chiếm 82,23% lao động trong và trên độ tuổi lao động toàn vùng. Trong vùng có 11.813 hộ, trong đó hộ nông nghiệp 9.812 hộ chiếm 83,1% số
Thuận lợi 91,4% Không thuận
hộ trong vùng, bình quân mỗi hộ có 2,4 lao động nông nghiệp, đất nông nghiệp bình quân 4,13 ha/hộ (Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản, 2016).
3.1.2. Hệ thống giao thông thủy lợi
Công tác đầu tư hoàn thiện các công trình thủy lợi được quan tâm, đến nay cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, phục vụ sản xuất và lưu thông.
- Xây dựng đê bao lửng: Diện tích đê bao toàn huyện có 32.224/38.000ha, chiếm 84,8% diện tích canh tác.
- Về xây dựng Trạm bơm điện: Toàn huyện hiện có 81 trạm bơm điện, phục vụ 14.219ha/vụ, chiếm 38,4% diện tích canh tác.
- Toàn huyện có 36 trạm cấp nước, cơ bản đáp ứng yêu cầu sử dụng của người dân.
3.2. Tình hình sản xuất vùng nghiên cứu
Huyện đang thực hiện triển khai chương trình sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao, đến năm 2020 có 4.500 ha lúa ứng dụng công nghệ cao, thực hiện tại 6 xã điểm diện tích là 2.892 ha lúa ứng dụng công nghệ cao và diện tích cả huyện đã thực hiện được 3.545 ha, lợi nhuận cao hơn bên ngoài mô hình 3 đến 5 triệu ha.
3.2.1. Các loại giống lúa chủ yếu
Diện tích gieo sạ năm 2018 của huyện Tân Hưng đạt 78.344 ha, trong đó vụ Đông Xuân 38.142 ha, vụ Hè thu là 37.327 ha, vụ Thu đông 2.875 ha. Năm 2018, giống lúa thơm, đặc sản chiếm 41,4%, tăng 8,2% so với năm 2014; giống lúa chất lượng cao chiếm 45,1%, tăng 10,3% so với năm 2014; giống lúa chất lượng trung bình chiếm 9,9%, giảm 13,2% so với năm 2014. Gồm các giống nàng hoa, VD20, nếp, Đài thơm 8, RVT 21, OM4900, OM 6976, OM 7347, Lộc trời 5, OM 5451, Nhật, IR 50404. (Nguồn báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ 2019 và báo cáo năm 2014 của huyện Tân Hưng)
Bảng 3.1: Cơ cấu các loại giống lúa gieo cấy từ năm 2014 đến năm 2018 của huyện Tân Hưng
ĐVT: % Loại giống lúa Năm 2014 Năm 2015 Năm
2016 Năm 2017 Năm 2018 Thơm, đặc sản 33,2 28,0 44,9 58,2 41,4 Đông Xuân 19,9 15,4 21,3 31,8 27,5 Hè Thu 13,2 12,6 23,5 26,4 13,9 Chất lượng cao 34,8 37,9 28,1 19,6 45,1 Đông Xuân 15,1 17,2 15,6 9,8 15,9 Hè Thu 19,7 20,6 12,5 9,8 29,1 Trung bình 23,1 26,3 19,8 13,2 9,9 Đông Xuân 10,4 12,7 10,7 7,2 5,9 Hè Thu 12,7 13,6 9,1 6,0 4,1 Giống khác 8,9 7,8 7,3 9,0 3,6 Cả huyện 100 100 100 100 100
(Nguồn báo cáo tình hình sản xuất Đông Xuân và Hè Thu năm 2014, năm 2015, năm 2016, năm 2017, năm 2018 của Cục Thống kê huyện Tân Hưng và tính toán của tác giả)
Hình 3.3: Biểu đồ Cơ cấu các loại giống lúa của huyện Tân Hưng từ năm 2014 đến năm 2018 (%)
(Nguồn báo cáo tình hình sản xuất Đông Xuân và Hè Thu năm 2014, năm 2015, năm 2016, năm 2017, năm 2018 của Cục Thống kê huyện Tân Hưng)
0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Thơm, đặc sản Chất lượng cao Trung bình
Trên địa bàn huyện Tân Hưng, năm 2018 có 12 loại giống lúa chủ yếu (tăng 01 loại so với 2017), trong đó lúa thơm đặc sản chiếm 41,4% diện tích lúa toàn huyện (gồm giống nàng hoa, VD20, nếp, Đài thơm 8, RVT 21); lúa chất lượng cao chiếm 45,1% (gồm giống OM4900, OM 6976, OM 7347, Lộc trời 5, OM 5451, Nhật); lúa trung bình chiếm 9,9% (giống IR 50404). (Phụ lục 3.1)
Theo bảng 3.3, trên địa bàn huyện Tân Hưng, năm 2017 có 11 loại giống lúa chủ yếu, trong đó lúa thơm đặc sản chiếm 58,2% diện tích lúa toàn huyện (gồm giống nàng hoa, VD20, nếp, Đài thơm 8, RVT 21); lúa chất lượng cao chiếm 19,6% (gồm giống OM4900, OM 6976, OM 7347, OM 5451, OM 4218); lúa trung bình chiếm 13,2% (giống IR 50404). (Phụ lục 3.2)
Theo bảng 3.4, trên địa bàn huyện Tân Hưng, năm 2016 có 11 loại giống lúa chủ yếu (giảm 01 loại so với 2015), trong đó lúa thơm đặc sản chiếm 44,9% diện tích lúa toàn huyện (gồm giống nàng hoa, VD20, nếp, jasmine, RVT 21); lúa chất lượng cao chiếm 28,1% (gồm giống OM4900, OM 6976, OM 7347, AGPPS 103, OM 4218); lúa trung bình chiếm 19,8% (giống IR 50404). (Phụ lục 3.3)
Trên địa bàn huyện Tân Hưng, năm 2015 có 12 loại giống lúa chủ yếu (tăng 03 loại so với 2014), trong đó lúa thơm đặc sản chiếm 28% diện tích lúa toàn huyện (gồm giống nàng hoa, VD20, nếp, jasmine, RVT 21); lúa chất lượng cao chiếm 37,9% (gồm giống OM4900, OM 6976, OM 7347, AGPPS 103, OM 4218); lúa trung bình chiếm 23,1% (giống IR 50404, 504 AB). (Phụ lục 3.4)
Trên địa bàn huyện Tân Hưng, năm 2014 có 09 loại giống lúa chủ yếu, trong đó lúa thơm đặc sản chiếm 33,2% diện tích toàn huyện (gồm giống nàng hoa, VD20, nếp jasmine); lúa chất lượng cao chiếm 34,8% (gồm giống OM4900, OM 6976, AGPPS 103, OM 4218); lúa trung bình chiếm 23,1% (giống IR 50404). (Phụ lục 3.5)
3.2.2. Các loại giống lúa khác
Ngoài các loại giống chủ yếu trên địa bàn huyện cũng trồng các loại giống khác chiếm tỷ lệ thấp như giống lúa huyết rồng, các giống lúa thí nghiệm khác lần lượt thay đổi tỷ lệ mỗi năm và chiếm diện tích toàn huyện từ năm 2014 đến năm 2018 là 8,9%; 7,8%; 7,3%; 9% và 3,6%.
3.3. Quy trình nghiên cứu
Hình 3.4. Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuất thực hiện
Xây dựng giả thuyết
Tham khảo các nghiên cứu trước Nghiên cứu khái niệm và lý thuyết Xác định vấn đề nghiên cứu
Phân tích thống kê mô tả
Lập bảng điều tra sơ bộ Lấy ý kiến chuyên gia
Phỏng vấn thử 5 hộ
Điều chỉnh bảng câu hỏi chính thức
Điều tra chính thức 200 hộ (thu về…)
Ý kiến giáo viên hướng dẫn
Phân tích hồi quy kiểm định các giả thuyết
Phân tích kết quả, thảo luận
3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Nghiên cứu sơ bộ 3.4.1. Nghiên cứu sơ bộ
Thông qua bảng câu hỏi phác thảo, tác giả tiến hành phỏng vấn thử 05 hộ ở huyện Tân Hưng, tỉnh Long An để điều chỉnh. Qua đó, hiệu chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu, để tránh thiếu thông tin, sai sót, thông tin không rõ ràng gây cho người trả lời hiểu lầm và trả lời không đúng yêu cầu của câu hỏi.
Kết hợp nghiên cứu định tính được thực hiện qua: thu thập dữ liệu, báo cáo, tham khảo ý kiến chuyên gia, các báo cáo nhằm lấy ý kiến các yếu tố ảnh hưởng chuyển đổi, thực trạng chuyển đổi để phục vu tốt hơn trong triển khai thu thập số liệu sơ cấp và đánh giá hiện trạng.
Việc nghiên cứu định tính giúp nhận diện các vấn đề liên quan đến đề tài, làm cơ sở để kiểm tra các yếu tố tác động được đề ra trong mô hình lý thuyết, thiết kế câu hỏi nghiên cứu, đưa ra mô hình nghiên cứu thực tế và là cơ sở để đo lường các biến trong nghiên cứu định lượng.
3.4.2. Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát chính thức 200 hộ trồng lúa, thu về 198 phiếu để thu thập dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu. Dữ liệu sau khi được mã hóa, làm sạch và xử lý bằng phần mềm Excel 2010 và SPSS 20.
3.5. Dữ liệu nghiên cứu
3.5.1. Cách tiếp cận dữ liệu nghiên cứu a) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là các nông hộ trồng lúa tham gia vào quá trình sản xuất, đã từng tham gia chuyển đổi giống lúa cũng như chưa chuyển đổi giống lúa.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Thực hiện khảo sát trên địa bàn huyện Tân Hưng, tỉnh Long An nên kết quả nghiên cứu chỉ có ý nghĩa trên địa bàn huyện Tân Hưng, tỉnh Long An không đại diện cho các huyện khác.
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện trên 05 xã của huyện Tân Hưng bao gồm xã Thạnh Hưng, xã Hưng Điền B, xã Vĩnh Thạnh, xã Hưng Hà, xã Vĩnh Lợi.
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được hoàn thành trong năm 2019, dữ liệu khảo sát thực hiện vào tháng 2-4 năm 2019.
b) Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu
Đề tài sử dụng 2 loại số liệu sơ cấp và thứ cấp.
- Dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ các tài liệu, các quy hoạch và các báo cáo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Tân Hưng, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, Cục Thống kê huyện Tân Hưng, các ngành, các xã và Niên giám thống kê tỉnh Long An liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông qua điều tra trực tiếp các nông hộ sản xuất trên đất trồng lúa của huyện Tân Hưng, tỉnh Long An theo mẫu điều tra thiết kế soạn sẵn. Các bước tiến hành thu thập số liệu sơ cấp như sau:
+ Xây dựng phiếu điều tra dưới dạng câu hỏi phỏng vấn. + Điều tra thử để điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp.
+ Chọn mẫu điều tra: Theo số liệu thống kê tỉnh Long An 2018, diện tích trồng lúa của huyện Tân Hưng, tỉnh Long An năm 2018 giảm so với năm 2017 là 9.864 ha, nhưng vẫn là địa phương có diện tích trồng lúa lớn nhất tỉnh.
Theo Niên giám thống kê huyện Tân Hưng năm 2017 (2018), Báo cáo của Phòng nông nghiệp và Phát triển huyện Tân Hưng (2018) thì diện tích trồng lúa thuộc địa bàn 05/12 xã có diện tích lúa lớn của huyện Tân Hưng là xã Thạnh Hưng, xã Hưng Điền B, xã Vĩnh Thạnh, xã Hưng Hà, xã Vĩnh Lợi có tổng diện tích, chiếm 55% diện tích lúa huyện Tân Hưng và có nhiều giống lúa đa dạng, phong phú. Do đó, trong giới hạn nghiên cứu này tác giả sẽ khảo sát, điều tra tại 05 xã Thạnh Hưng, xã Hưng Điền B, xã Vĩnh Thạnh, xã Hưng Hà, xã Vĩnh Lợi.