Đánh giá cường độ bê tông theo tiêu chuẩn 5574-2012 Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô phỏng ứng xử cơ học phi tuyến của kết cấu bê tông cốt thép dưới tác động của tải va chạm bằng phương pháp phần tử hữu hạn (Trang 25 - 28)

Để đánh giá được cường độ bê tông cần phải hiểu đúng các khái niệm về cường độ bê tông theo các tiêu chuẩn thiết kế. Một số vấn đề về cường độ bê tông áp dụng trong tính toán kết cấu theo TCXDVN 5574-2012 được trình bày trong [10]. Đối với bê tông, chủ yếu quan tâm đến cường độ chịu nén (chú thích: có thể do thí nghiệm đánh giá cường độ chịu nén dễ thực hiện và cho kết quả tin cậy hơn so với thí nghiệm đánh giá các đặc trưng khác như kéo.

Cường độ bê tông tại thời điểm nén trước Rbp (được kiểm soát như đối với cấp độ bền chịu nén) chỉ định không nhỏ hơn 11 MPa, còn khi dùng thép thanh nhóm A-VI, AT-VI, AT-VIK và AT-VII, thép sợi cường độ cao không có neo và thép cáp thì cần chỉ định không nhỏ hơn 15,5 MPa. Ngoài ra, Rbp không được nhỏ hơn 50 % cấp độ

dụng cốt thép sợi ứng lực trước và cốt thép thanh ứng lực trước nhóm CIV, A-IV với mọi đường kính, cũng như nhóm A-V có đường kính từ 10 mm đến 18 mm, giá trị cấp bê tông tối thiểu cho trong Bảng 2.1 phải tăng lên một bậc (5 MPa) tương ứng với việc tăng cường độ của bê tông khi bắt đầu chịu ứng lực trước. Khi thiết kế các dạng kết cấu riêng, cho phép giảm cấp bê tông tối thiểu xuống một bậc là 5 MPa so với các giá trị cho trong Bảng 10, đồng thời với việc giảm cường độ của bê tông khi bắt đầu chịu ứng lực trước.

Bảng 2.1. Qui định sử dụng cấp độ bền của bê tông đối với kết cấu ứng lực trước

Các cường độ tính toán của bê tông khi tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ nhất Rb , Rbt và theo các trạng thái giới hạn thứ hai Rb,ser , Rbt,ser được xác định bằng cách lấy cường độ tiêu chuẩn chia cho hệ số độ tin cậy của bê tông tương ứng khi nén γbc và khi kéo γbt . Các giá trị của hệ số γbc và γbt của một số loại bê tông chính cho trong Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Hệ số độ tin cậy của một số loại bê tông khi nén γbc và khi kéo γbt

Cường độ tiêu chuẩn của bê tông khi kéo dọc trục Rbtn (cường độ chịu kéo tiêu chuẩn của bê tông) trong những trường hợp độ bền chịu kéo của bê tông không được kiểm soát trong quá trình sản xuất được xác định tùy thuộc vào cấp độ bền chịu nén của bê tông cho trong Bảng 2.3. Cường độ tiêu chuẩn của bê tông khi kéo dọc trục Rbtn

(cường độ chịu kéo tiêu chuẩn của bê tông) trong những trường hợp độ bền chịu kéo của bê tông được kiểm soát trong quá trình sản xuất được lấy bằng cấp độ bền chịu kéo với xác xuất đảm bảo.

Bảng 2.3. Các cường độ tiêu chuẩn của bê tông Rbn , Rbtn và cường độ tính toán của bê tông khi tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ hai Rb,ser , Rbt,ser , MPa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô phỏng ứng xử cơ học phi tuyến của kết cấu bê tông cốt thép dưới tác động của tải va chạm bằng phương pháp phần tử hữu hạn (Trang 25 - 28)