Tóm tắt chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô phỏng ứng xử cơ học phi tuyến của kết cấu bê tông cốt thép dưới tác động của tải va chạm bằng phương pháp phần tử hữu hạn (Trang 70 - 71)

 Mô hình va chạm được xây dựng trên mô đun Explicit dynamic

 Do sà lan với tải trọng lớn và vận tốc lớn nên khi va chạm với trụ cầu gây ảnh hưởng lớn đến trụ.

 Trong 0,3 s, trụ cầu đã bị vỡ phần bê tông ngoài và phần thép bên trong cũng chuyển vị tương đối lớn

 Kết quả thực tế cũng đã chỉ ra, với trụ bê tông cốt thép trên vẫn chưa đủ độ bền để chịu được sự va chạm lớn của sà lan

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1.Kết luận

Bài toán va chạm động lực học là một dạng bài toán có mức độ khó tương đối. Bước đầu nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề sau:

 Xây dựng mô hình trụ cầu bê tông cốt thép và sà lan

 Thiết lập các thông số vật liệu bê tông cốt thép cho thân trụ.

 Thiết lập tiêu chuẩn phá hủy của bê tông.

 Thiết lập sự tương tác giữa các đối tượng trụ cầu và sà lan

 Mô phỏng quá trình va chạm giữa trụ cầu và sà lan.

 Xác định những vùng phá hủy trên trụ cầu

 So sánh kết quả mô phỏng với kết quả đã được công bố từ tài liệu uy tín. Qua kết quả mô phỏng, có thể thấy được do sự ảnh hưởng của tải trọng của cầu tác động lên trụ, kết hợp với phần chân trụ bị ngàm nên vùng bị nứt gãy của trụ không nằm sát mặt đất hay tại vị trí va chạm mà nằm ở khoảng lưng chừng giữa hai vị trí này.

Bên cạnh đó không tránh khỏi những khó khăn sau:

 Sự phức tạp về biên dạng hình học và số lượng cốt thép của trụ cầu dẫn đến việc giải bài toán mất rất nhiều thời gian để ra kết quả

 Tìm kiếm tài liệu còn nhiều hạn chế, nên việc mô tả khung thép cho phần mũi sà lan gặp khó khăn nên vẫn chưa xây dựng mũi sà lan chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô phỏng ứng xử cơ học phi tuyến của kết cấu bê tông cốt thép dưới tác động của tải va chạm bằng phương pháp phần tử hữu hạn (Trang 70 - 71)