Bước 6: Tháo khẩu trang:

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN n (Trang 49 - 53)

+ Nhấc dây dưới trước + Nhấc dây trên

+ Tránh sờ vào mặt trước khẩu trang

Những điều cần ghi nhớ khi lựa chọn và sử dụng áo choàng, tạp dề

Các loại áo choàng và tạp dề phải bảo đảm:

Thích hợp cho các thủ thuật sẽ thực hiện và những nguy cơ mà nhân viên y tế có thể gặp phải khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết chất dịch khác đi đôi với mỗi thủ thuật. Điều này cần xem xét:

 Lượng dịch tiết mà các nhân viên y tế có thể tiếp xúc khi tiến hành thao tác;  Các công việc liên quan đến thao tác chăm sóc người bệnh có thể gây hư hỏng áo choàng và tạp dề.

 Kích thước của áo choàng và tạp dề để đảm bảo phủ hết cơ thể người mặc.

 Áo choàng và tạp dề cần được lưu trữ cùng với các dụng cụ bảo hộ cá nhân khác.

Sử dụng áo choàng hoặc tạp dề đúng bao gồm:

 Thay và loại bỏ áo choàng và tạp dề, hoặc tại các cơ sở xử lý chất thải thích hợp hoặc trong các cơ sở giặt là thích hợp.

 Có thể sử dụng cùng một chiếc áo choàng khi chăm sóc cho nhiều người bệnh nếu những người bệnh đó có cùng chẩn đoán và nằm trong cùng một khu vực điều trị nhưng chỉ khi áo choàng không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

MỤC TIÊU HỌC TẬP:

Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

1. Trình bày được khái niệm cơ bản chất thải rắn trong các cơ sở y tế 2. Liệt kê được 5 nhóm chất thải rắn y tế và 4 nhóm chất thải lây nhiễm. 3. Nêu được nguyên tắc phân loại chất thải rắn trong cơ sở y tế.

4. Thực hiện đúng quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế.

NỘI DUNG

Bệnh viện là nơi phát sinh ra một lượng chất thải lớn mỗi ngày, bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí. Chất thải rắn được phân ra 5 nhóm, nhóm chất thải lây nhiễm có khả năng lây nhiễm và tổn hại đến môi trường. Vì thế, việc xử lý chất thải là một trong những việc thực hành quan trọng của công tác KSNK trong tất cả các cơ sở y tế. Nhân viên y tế phải có kiến thức và phân loại đúng chất thải rắn y tế trong bệnh viện ngay từ khi phát sinh.

1. Một số khái niệm cơ bản

1.1. Chất thải trong các cơ sở y tế là các chất thải phát sinh từ các hoạt động khám chữa

bệnh tại các sơ sở y tế Nhà nước, tư nhân, và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà. Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí.

1.2. Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con

người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, chất phóng xạ, chất dễ cháy, nổ hoặc các đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn.

1.3. Quản lý chất thải y tế là các hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu

gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

1.4. Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát triển chất thải y

sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và phân loại chất thải chính xác.

1.5. Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm

hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới.

1.6. Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới.

1.7. Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu

giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế.

1.8. Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới nơi xử lý

ban đầu, lưu giữ hoặc tiêu hủy.

1.9. Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây

nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy.

1.10. Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất khả

năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe của con người và môi trường..

1.11. Hồ sơ chất thải y tế nguy hại là những chứng từ đi kèm với chất thải nguy hại từ

nguồn thải, tới nơi lưu giữ, xử lý và nơi tiêu huỷ cuối cùng.

2. Phân nhóm chất thải rắn y tế

- Chất thải y tế lây nhiễm - Chất thải hoá học nguy hại - Chất thải phóng xạ

- Bình áp suất

- Chất thải thông thường

CT rắn y tếThông thường Thông thường

80-85%Tiêu hủy chất Tiêu hủy chất thải sinh hoạt Tái chế, tái sử

dụng

Nguy hại15-20% 15-20%

Nguy cơ lây nhiễm nhiễm Áp suất Hóa học, phóng xạ Sơ đồ: Phân loại chất thải rắn y tế

3. Phân loại và nhận dạng các chất

3.1. Phân loại chất thải lây nhiễm

- Chất thải sắc nhọn (loại A) bao gồm: Bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế.

- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B) bao gồm: Chất thải thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.

- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C) bao gồm: Chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: Bệnh phẩm và dụng cụ đựng/dính bệnh phẩm.

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN n (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w