Chất thải giải phẫu (loại D) bao gồm: Các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người;

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN n (Trang 53 - 56)

rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.

3.2. Nhận dạng chất thải hóa học nguy hại

- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng. - Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế.

- Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu (phụ lục 2).

- Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân, cadimi (Cd), chì.

3.3. Chất thải phóng xạ

Chất thải phóng xạ: gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất như:

- Chất thải rắn có chứa phóng xạ: gồm các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị

- Chất thải lỏng có chứa phóng xạ gồm: dung dịch có chứa phóng xạ phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị

- Chất thải phóng xạ khí: các chất áp dụng trong lâm sàng như Xe 133, các khí thoát ra từ kho chứa các chất phóng xạ,…

3.4. Bình chứa áp suất

Bao gồm bình đựng O2, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt vì vậy phải thu gom riêng.

3.5. Nhận dạng chất thải y tế thông thường

Chất thải y tế thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy nổ, bao gồm:

- Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly). - Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế

- Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính.

- Chất thải ngoại cảnh: Lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.

4. Quy định về màu sắc túi và thùng đựng các chất thải

- Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm, bên ngoài phải có biểu tượng về nguy hại sinh học.

- Màu đen đựng chất thải hóa học, chất thải phóng xạ, thuốc gây độc tế bào. - Màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ.

- Màu trắng đựng chất thải tái chế.

5. Nguyên tắc phân loại chất thải

- Người làm phát sinh ra chất thải phải phân loại ngay tại nguồn theo đúng quy định. - Chất thải rắn y tế phải phân loại riêng theo đúng quy định.

- Mỗi nhóm/loại chất thải rắn phải được đựng trong các túi và thùng có mã màu và biểu tượng theo quy định.

- Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường.

6. Thu gom và lưu giữ chất thải

- Đặt thùng, hộp đựng chất thải phải gần nơi chất thải phát sinh. Hộp an toàn phải để ngay cạnh các xe tiêm, nơi làm thủ thuật.

- Từng nhóm/loại chất thải phải để trong các thùng, túi riêng, không đựng quá ¾ thùng, túi.

- Thu gom tối thiểu ngày 1 lần và khi cần.

- Thời gian lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế không quá 48 giờ. Lưu giữ chất thải trong các nhà bảo quản lạnh và thùng lạnh có thể đến 72 giờ, chất thải giải phẫu phải chuyển đi chôn hoặc tiêu hủy hàng ngày.

7. Vận chuyển chất thải trong cơ sở y tế

- Vận chuyển rác thải từ các khoa phòng về nơi lưu giữ chất thải ít nhất 1 lần/ ngày và khi cần.

- Cơ sở y tế phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải.

8. Nơi lưu giữ chất thải rắn trong cơ sở khám chữa bệnh

- Lưu giữ riêng chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường

- Cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng và khu tập trung đông người tối thiểu 100 mét.

- Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến.

- Nhà lưu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khóa. Không để súc vật, các loài gặm nhấm và người không có nhiệm vụ tự do xâm nhập.

- Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở khám chữa bệnh.

- Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ hóa chất làm vệ sinh.

- Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt.

9. Các phương pháp tiêu hủy chất thải rắn y tế

9.1. Tiêu hủy chất thải lây nhiễm

a) Tiêu hủy chất thải lây nhiễm sắc nhọn

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN n (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w