Cô lập trong hộp an toàn và thiêu đốt trong lò đốt

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN n (Trang 56 - 58)

+ Cách 1: Cho cả bơm tiêm có gắn kim vào thùng đựng vật sắc nhọn bằng bìa cát

tông an toàn của TCYTTG-UNICEP (hình 15b) có khả năng kháng thủng là biện pháp an toàn nhất cho người đi tiêm. Treo hộp an toàn trên các xe tiêm hoặc bàn tiêm, khi hộp đầy 3/4 dán kín miệng chuyển đi thiêu đốt.

+ Cách 2: Cho cả bơm tiêm có gắn kim vào thùng đựng vật sắc nhọn vào thùng

đựng bơm kim tiêm bằng chất liệu nhựa hoặc inox (hình 15a). Khi đầy ¾ theo quy định, vận chuyển về nơi tập trung chất thải để chuyển bơm kim tiêm sang hộp cát tông không có khả năng xuyên thủng, đóng gói vào túi màu vàng đem thiêu đốt theo quy định. Thùng nhựa hoặc inox khử khuẩn cấp phát cho các khoa phòng tái sử dụng phù hợp với nguồn lực hiện nay (Hình 15a).

+ Cách 3: Gạt kim tiêm ở miệng của thùng đựng vật sắc nhọn chuyên biệt có chỗ

gạt kim riêng. Nếu không có thùng này, tách kim tiêm ra khỏi bơm tiêm bằng kìm, sau đó cô lập kim tiêm vào hộp an toàn/các chai nhựa sẵn có. Bơm tiêm sau tiêm cho ngay vào

túi nilon màu vàng chứa chất thải lây nhiễm và vận chuyển cùng chất thải lây nhiễm đem đi thiêu đốt.

Hình 15a. Thùng nhựa đựng vật sắc nhọn Hình 15b. Thùng cát tông an toàn

Chú ý: Việc tách rời kim tiêm khỏi bơm tiêm sau tiêm không được khuyến cáo và

cần phải cân nhắc kỹ điểm lợi và điểm hại, khi tháo kim có thể dẫn tới nguy cơ bị tai nạn rủi ro do kim đâm vào tay cho NVYT.

+ Cách 4: Cắt bơm tiêm và kim tiêm bằng thiết bị cắt: (áp dụng cho trạm y tế xã)

Thiết bị cắt kim để trên xe tiêm hoặc bàn tiêm; túi nilon màu vàng đựng bơm tiêm; hố chôn kim được xây bằng bê tông, có nắp bằng bê tông và trên nắp có thiết kế một ống kim loại đường kính 15 cm để thải bỏ kim tiêm vào trong hố.

* Quy trình cắt và xử lý kim tiêm:

+ Đặt thiết bị cắt kim chắc chắn trên bàn tiêm hoặc xe tiêm (hình 16) + Cắt ngay từng bơm kim tiêm sau mỗi lần tiêm.

+ Cho bơm tiêm sau khi đã cắt vào trong túi nilon màu vàng đựng chất thải nhiễm khuẩn, vận chuyển đến điểm thu gom chất thải gần nhất để thiêu đốt hoặc hấp tiệt khuẩn sau xử lý như chất thải thông thường.

+ Tháo hộp đựng kim tiêm sau khi đã được chứa đầy 2/3 hộp từ thiết bị cắt kim, sau đó đậy kín nắp hộp (chú ý tháo cẩn thận để kim tiêm không văng ra khỏi hộp).

+ Chuyển ngay hộp đựng kim tiêm ra hố chôn kim, mở nắp hộp, đổ kim tiêm đã cắt vào hố và đậy kín nắp hố chốn kim (hình 16).

+ Khử khuẩn hộp đựng kim để dùng lại.

Hình 16. Xử lý kim tiêm bằng máy cắt kim và chôn lấp sau cắt

Chú ý: Thiết bị cắt kim phải lau chùi hàng ngày sau mỗi buổi tiêm và hàng tháng

cần tháo rời từng bộ phận để bảo dưỡng.

b) Tiêu hủy chất thải lây nhiễm không sắc nhọn- Cách 1: Thiêu đốt trong lò đốt chuyên dụng. - Cách 1: Thiêu đốt trong lò đốt chuyên dụng.

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN n (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w