9. Kết cấu của luận văn 4
3.2. Mục tiêu mở rộng cho vay khách hàng cá nhân đến năm 2025 47
Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân là một vấn đề quan trọng bởi ngân hàng không chỉ tăng cường vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân mà còn là vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của bản thân ngân hàng, do vậy bất cứ một ngân hàng nào cũng đều cố gắng đưa ra mục tiêu để phát triển tín dụng.
Tùy theo đặc điểm riêng của từng ngân hàng, mục tiêu theo đuổi và tình hình phát triển kinh tế của thời kỳđó mà mỗi ngân hàng có quan điểm riêng về phát triển tín dụng và cố gắng tìm ra phương pháp thích hợp cho mình.
Đối với hoàn cảnh hiện nay đã khác trước khi mà có sự cạnh tranh gay gắt hơn nhiều khiến khách hàng truyền thống đã bị lôi kéo ít nhiều. Vì vậy, Agribank Chi nhánh Huyện Tân Phước Tỉnh Tiền Giang đã xác định để phát triển bền vững trong từng thời kỳ hội nhập phải tập trung phát triển hơn nữa để tạo lợi thế tương
đối so với các ngân hàng khác. Để làm được điều này, Agribank Chi nhánh Huyện Tân Phước Tỉnh Tiền Giang đã đề ra những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể như
sau:
Mục tiêu chung
- Tiếp tục giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng nông nghiệp, nông thôn; sắp xếp mô hình hoạt động, khôi phục vị thế tại khu vực thành thị
- Lấy mục tiêu lợi nhuận, tài chính, tiền lương cho người lao động làm trung tâm; giữ vững và mở rộng thị phần; nâng cao chất lượng các sản phẩm , dịch vụ.
- Duy trì mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn ổn
định, đảm bảo hiệu quả và an toàn vốn.
- Tiếp tục thực hiện chính sách cho vay các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các lĩnh vực ưu tiên khác theo chỉđạo của Chính phủ; đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng, đảm bảo
tăng trưởng về quy mô
- Nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro, cơ cấu lại nợ, hạn chế nợ xấu gia tăng; tăng cường kiểm tra, giám sát trong hoạt
động tín dụng.
- Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để phát triển dịch vụ, tăng trưởng về quy mô khách hàng sử dụng dịch vụ, tăng trưởng dịch vụ
gắn liền với phát triển hoạt động tín dụng và huy động vốn, phát triển khách hàng mới mở tài khoản thanh toán và sử dụng dịch vụ, tăng trưởng bán chéo sản phẩm, mở rộng thị phần, tăng tỷ lệ thu dịch vụ bình quân trên cán bộ, tăng tỷ trọng thu ngoài tín dụng trên tổng thu, nâng cao hiệu quả thu dịch vụ.
- Tiếp tục giữ vững và phát huy là một NHTM Nhà nước có vai trò chủđạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệở nông thôn:
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Chính phủ, NHNN, Agribank Việt nam; góp phần ổn định kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
- Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời; đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm bù đắp chênh lệch giữa tăng trưởng nguồn vốn và tăng trưởng dư nợ theo tỷ lệ cho phép; đồng thời
đảm bảo cho việc thực hiện cơ chế quản lý vốn tự động theo hướng là vốn huy
động tăng trước khi được phép tăng dư nợ.
- Duy trì mức tăng trưởng tín dụng hợp lý trong từng thời kỳ phù hợp với mức tăng trưởng vốn huy động.
- Phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, trên cơ sở đó triển khai thực hiện tốt các sản phẩm tín dụng, dịch vụ, tiện ích do Hội sở chính cung ứng nhằm đủ sức cạnh tranh và hội nhập.
Mục tiêu cụ thể
- Vốn huy động nội tệ tăng trưởng hàng năm là 18%, trong đó tỷ trọng tiền gửi dân cư chiếm 91%.
- Vốn huy động ngoại tệ: huy động USD tăng trưởng hàng năm là 15%, trong
đó tỷ trọng tiền gửi dân cư chiếm 94%; huy động EUR tăng trưởng hàng năm là 15%, trong đó tỷ trọng tiền gửi dân cư chiếm 96%.
- Dư nợ thông thường nội tệ tăng trưởng hàng năm là 13%, tỷ trọng trung- dài hạn cố gắng với mức 34%/tổng dư nợ.
- Tỷ lệ dư nợ cho vay nông nghiệp- nông thôn: 75%. - Tỷ lệ nợ xấu: ≤ 1,50%.
- Từng buớc mở ra các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới (ngoài hoạt động tín dụng truyền thống) đểđáp ứng được yêu cầu hội nhập, nhu cầu đa đạng của xã hội, thực hiện kinh doanh đa năng:
+ Tiếp tục phát triển các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế.
+ Phát triển nghiệp vụủy thác cho thuê tài chính.
+ Mở ra các sản phẩm, dịch vụ: ATM, thẻ thanh toán, bảo hiểm, dịch vụ thu chi hộ tại những chi nhánh trung tâm ởđịa bàn trọng điểm.
· Đưa vào sử dụng các thiết bị giao dịch tự động như máy ATM (rút và chuyển tiền tựđộng), máy POS (thanh toán thẻ)… Đặc biệt trong sản phẩm thẻ sẽ
tiếp cận phân loại nhu cầu sử dụng của khách để phát triển các sản phẩm thẻ phù hợp theo 02 hướng: hướng thẻ có giá trị thanh toán nội địa và hướng thẻ có giá trị
thanh toán quốc tế.
· Phát triển và ứng dụng các sản phẩm dịch vụ mới như homebanking, phonebanking, internetbanking, electronicbanking…
- Chỉ tiêu chênh lệch thu-chi tài chính chưa lương hàng năm tăng 10%. - Chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra- đầu vào: ≥ 0,26%/tháng.
- Thu dịch vụ ngoài tín dụng phải đạt tỷ lệ tăng trưởng hàng năm >20%. - Chủ động, tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro cao hơn kế hoạch Hội sở
chính giao hàng năm.
- Nâng cao sức năng suất lao động và thu nhập của cán bộ công nhân viên sau cổ phần hóa, đảm bảo chi trả đủ lương theo đúng vị trí và đảm bảo thu nhập năm sau cao hơn năm trước.
- Tập trung nâng cao chất lượng kiểm soát rủi ro tín dụng, nâng cao khả năng thẩm định tín dụng, tăng cường công tác quản lý giám sát khách hàng, cũng cố và nâng cao năng lực cán bộ ngân hàng.
- Sản phẩm tín dụng: Cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm tín dụng hấp dẫn, đa dạng, đa tiện ích và phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
3.3. Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Tân Phước Tỉnh Tiền Giang .
3.3.1.Tuân thủ quy trình cho vay
- Quy trình cho vay là tổng thể những bước, những thủ tục để giải quyết một khoản vay. Mỗi quy trình cho vay đều được nghiên cứu và thiết kế với mục đích là kiểm soát được chất lượng của khoản vay, giải quyết hồ sơ vay nhanh chóng, đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, khi tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ quy trình cho vay thì cũng đã hạn chếđược đáng kể những rủi ro tín dụng phát sinh.
- Tuân thủ chặt chẽ việc giám sát khi giải ngân và sau khi giải ngân :
+ Trong quá trình giải ngân và sử dụng vốn vay nếu ngân hàng không giám sát thì có thể làm phát sinh rủi ro do khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc khi khách hàng kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh không trả nợ mà sử dụng vốn vào mục đích khác. Để phòng ngừa trường hợp này cần phải kiểm soát chặt chẽ
trong và sau khi cho vay.
+ Khi giải ngân: thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân với cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo có đầy đủ chứng từ hợp lệ chứng minh mục đích sử
dụng vốn vay. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt và tăng cường giải ngân bằng chuyển khoản để thanh toán các chi phí của khách hàng. Chỉ giải ngân bằng tiền mặt đối với những ngành kinh doanh đặc thù mà người bán hàng không có mở tài khoản như thanh toán chi phí thu mua nông lâm thủy sản của hộ nông dân, thanh toán lương cho lao động thời vụ…
+ Sau khi giải ngân khoản vay: tùy thuộc vào dư nợ của khoản vay, chất lượng khoản vay và uy tín của khách hàng vay mà có kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn phù hợp đảm bảo an toàn cho ngân hàng và tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, phải đảm bảo sau khi giải ngân trong thời hạn một tháng phải kiểm tra sử dụng vốn đối với cho vay ngắn hạn và ba tháng đối với cho vay trung, dài hạn.
Khi kiểm tra sử dụng vốn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như
kiểm tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, kiểm tra hàng tồn kho, kiểm tra chứng từ sổ sách của khách hàng…để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của khách hàng để có cách xử lý.
Hiện nay, có một thực tế là cán bộ tín dụng hoặc là công việc quá nhiều nên không có thời gian đi kiểm tra sử dụng vốn hoặc là sợ làm phiền hà khách hàng nên khi khách hàng làm hồ sơ vay vốn thì cho khách hàng ký nhiều biên bản kiểm tra sử
dụng vốn rồi sau đó cán bộ tín dụng sẽ ghi nội dung để hợp thức hóa hồ sơ. Do đó, khi khách hàng gặp khó khăn làm suy giảm khả năng trả nợ thì cán bộ tín dụng không năm kịp thời để có những biện pháp thích hợp làm giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng. Để hạn chế tình trạng này xảy ra thì cần phải ra quy định mỗi biên bản kiểm tra cần có hai chữ ký của hai cán bộ tín dụng hoặc của cán bộ tín dụng quản lý khoản vay và lãnh đạo phòng cùng đi kiểm tra và người cùng đi kiểm tra sẽ cùng chịu trách nhiệm nếu có rủi ro xảy ra.
- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng:
+ Trong giai đoạn hiện nay khi mà những món vay ngày càng lớn, mục đích kinh doanh của khách hàng ngày càng đa dạng và sự biến động của thị trường ngày càng phức tạp thì việc thẩm định món vay càng trở nên quan trọng. Đây là bước cực kỳ quan trọng đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu quả cao nhất.
+ Mục tiêu của thẩm định tín dụng là đánh giá khả năng tài chính của khách hàng ở hiện tại, sự khả thi của dự án đầu tư, những rủi ro có thể xảy ra và khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng và những biện pháp để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra. Quá trình phân tích cần đáp ứng yêu cầu về chất lượng và thời gian đưa ra quyết định để vừa ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
+ Chất lượng thẩm định là tổng hợp của ba yếu tố sau: trình độ của cán bộ
thẩm định, chất lượng thông tin và các công cụ sử dụng để thẩm định. Nâng cao chất lượng của thẩm định chính là nâng cao chất lượng của các yếu tố trên.
+ Muốn thẩm định tốt món vay trước tiên người thẩm định món vay phải có
đầy đủ năng lực và kiến thức để thẩm định. Điều đó, phụ thuộc vào sự tự trau dồi của bản thân cán bộ tín dụng và quá trình đào tạo, tái đào tạo của ngân hàng.
+ Trong quá trình thẩm định, điều quan trọng nhất là phải thu thập đầy đủ
thông tin để thẩm định. Các nguồn thông tin để thẩm định từ các nguồn phổ biến sau:
- Thông tin từ chính khách hàng trong quá trình phỏng vấn hoặc do khách hàng tự cung cấp hoặc do trong quá trình cán bộđi thẩm định tại cơ sở kinh doanh của khách hàng.
- Thông tin từ những khách hàng, người bán hàng cho khách hàng. - Thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng.
- Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn cần tham khảo những thông tin về thị trường
đầu ra, đầu vào có liên quan đến ngành nghề kinh doanh của khách hàng, các số liệu thống kê về tỷ suất lợi nhuận trung bình của ngành, nhu cầu về sản phẩm trên thị
trường. Do vậy, cán bộ tín dụng phải là người có kiến thức rộng, bao quát để có thể
nhận định thị trường từđó mới thẩm định được dự án của khách hàng.
Đối với khách hàng có vay nợ tại nhiều ngân hàng thì nên cần lưu ý bởi vì sự đổ vỡ của bất kỳ khoản vay nào cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng. Đối với những món vay này khi cấp tín dụng cần kèm thêm những điều kiện tín dụng khác như về tổng dư nợ vay và cơ cấu tài chính của khách hàng nhằm đảm bảo mức độ an toàn trong kinh doanh.
Đối với những dự án đòi hỏi nhiều kiến thức về kỹ thuật như thẩm định về
mua dây chuyền máy móc thiết bị…… ngoài khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng thì ngân hàng cần thuê chuyên gia để thẩm định. Điều này là cần thiết vì cán bộ tín dụng chỉ có thể thẩm định về mặt tài chính của dự án còn về phương diện kỹ
thuật như các thông số kỹ thuật của máy móc, công suất máy, công nghệ, định mức tiêu hao nhiên liệu….thì ngoài khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng và cán bộ
tín dụng cần có người trợ giúp có đầy đủ chuyên môn trong trường hợp này.
Khi thẩm định ngoài thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng thì cũng cần thẩm định thiện chí trả nợ của khách hàng. Điều này phụ thuộc nhiều vào quá khứ
trả nợ của khách hàng, uy tín của khách hàng hiện tại, người bảo lãnh vay vốn cho khách hàng.
Ngoài ra, khi thẩm định tài sản thế chấp thì cũng cần nghiên cứu kỹ giá của bất động sản, làm chính xác và đầy đủ các thủ tục về pháp lý để hạn chế rủi ro về
pháp lý. Khi giá của các tài sản thế chấp, bảo lãnh có biến động lớn thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản hoặc giảm dư nợđối với khách hàng. Khi thẩm định tài sản thì cần thẩm định thật đầy đủ hiện trạng của tài sản bảo đảm, về khả năng thanh lý nếu có xảy ra rủi ro. Theo quy định của Agribank hiện nay thì đối với bất động sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp thì chỉ cho định giá theo giá của nhà nước quy định tại từng thời điểm. Còn đối với quyền sử dụng đất là đất ở hoặc đất cơ sở
sản xuất kinh doanh thì có thểđịnh giá theo giá thị trường nhưng phải có các căn cứ
có tính thuyết phục như các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có cùng vị
trí và gần vị trí thửa đất cần định giá hay chứng thư thẩm định giá của các tổ chức thẩm định giá có uy tín. Việc thẩm định giá theo giá thị trường nêu trên còn phải
được hội đồng định giá tài sản tại chi nhánh thông qua.
3.3.2.Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro có hiệu quả đối với các tổ chức kinh tế. Thời gian qua Agribank Chi nhánh Huyện Tân Phước Tỉnh Tiền Giang đã thực hiện tương đối tốt công tác này. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng cần phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ gắn liền với phân tích đánh giá các trạng thái hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Để thực hiện giải pháp này cần tập trung thực hiện những vấn đề chính sau: