- Thùy gan trá
4. KHÁM HẬU MÔN, TRỰC TRÀNG 1.Khám hậu môn
4.1.Khám hậu môn
4.1.1. Tư thế bệnh nhân và thầy thuốc
- Bệnh nhân nằm phủ phục, hai chân quỳ hơi dạng, mông cao, vai thấp
- Thầy thuốc đứng đối diện với hậu môn của bệnh nhân, dùng 2 ngón tay kéo giãn và banh nếp nhăn của hậu môn ra, đồng thời bảo bệnh nhân rặn như rặn ỉa để làm giản hơn nữa các nếp nhăn hậu môn.
- Hoặc bệnh nhân nằm nghiêng phải hoặc nghiêng trái, thầy thuốc đứng phía sau lưng dưới mông bệnh nhân và khám như vậy.
4.1.2. Bình thường
Da của hậu môn nhăn, các nếp nhăn mềm mại đều đặn, lỗ hậu môn khép kín, khô ráo.
- Lỗ hậu môn khép không kín, ướt, có mùi. - Lỗ rò hậu môn
- Trĩ hậu môn: màu đỏ sẩm hoặc tím, nổi lồi lên ở một bên lỗ hậu môn, giống như một nếp nhăn hậu môn bị sưng to
- Viêm hậu môn
- Sa trực tràng: một đoạn trực tràng lồi ra ngoài, màu đỏ, tạo thành một vòng tròn bên ngoài hậu môn. Có thể đẩy đoạn này vào được, nhưng nếu để lâu ngày thì không đẩy vào được
4.2. Thăm trực tràng
Thăm trực tràng không phải chỉ để phát hiện bệnh của trực tràng mà còn để phát hiện nhiều bệnh khác như chửa ngoài dạ con vỡ, viêm ruột thừa...
4.2.1.Tư thế bệnh nhân và thầy thuốc
- Bệnh nhân nằm phủ phục như khám hậu môn, hoặc bệnh nhân nằm ngửa hai chân co và dang rộng (tư thế sản khoa), thầy thuốc đứng bên phải bệnh nhân.
- Bệnh nhân nằm nghiêng, chân dưới duỗi, chân trên co, thầy thuốc đứng sau lưng thấp hơn mông người bệnh.
4.2.2. Cách khám
Thầy thuốc phải đeo găng tay, bôi đầu parafin làm trơn găng tay cao su. Đưa ngón tay trỏ đeo găng nhẹ nhàng vào hậu môn. Phải xoay ngón tay sao cho có thể thăm khám được toàn bộ chu vi của bóng trực tràng,
4.2.3. Bình thường
Trực tràng rỗng, không đau. Khi ấn vào túi cùng màng bụng (túi cùng Douglas), niêm mạc mềm mại,nhẵn, rút tay ra không có máu hoặc mũi nhầy.
4.2.4. Bệnh lý
- Trĩ nội
- Polyp trực tràng - Ung thư trực tràng
- Viêm ruột thừa
5. KHÁM PHÂN
Khi khám phân cần chú ý các đặc điểm sau: - Khối lượng
- Độ cứng mềm - Khuôn phân:
+ Bình thường: khuôn phân to tròn + Bệnh lý: nhỏ, dẹt, có rãnh
- Màu sắc
+ Phân đen: có thể do chảy máu, phân bón
+Bạc màu hoặc trắng như vôi: thiếu mật do xơ gan hoặc tắc mật + Phân có mũi nhầy
+ Phân có máu tươi
+ Phân lờ lờ như máu cá (kiết lỵ hoặc ung thư)
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM ĐƯỜNG MẬT CẤP
Mục tiêu: