Nôn là tình trạng chất chứa trong dạ dày bị tống ra ngoài theo đường miệng

Một phần của tài liệu đIỀU DƯỠNG nội (Trang 28 - 31)

- Buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được.

- Nôn và buồn nôn thường do bộ máy tiêu hóa nhưng cũng có thể là do nguyên nhân nằm ngoài bộ máy tiêu hóa

1.4. Ợ

Là tình trạng chất chứa trong dạ dày thực quản kể cả hơi đi ngược lên miệng. Do rối loạn chức năng vận động của ống tiêu hóa trên. Cần phân biệt

- Ợ hơi: do trong dạ dày thực quản có nhiều hơi, do ăn uống hoặc do rối loạn chức năng dạ dày thực quản, hoặc nuốt hơi vào, hơi đó sẽ bị tống ra ngoài. - Ợ nước chua: từ dạ dày hoặc thực quản lên.

- Ợ nước đắng: thường là do có mật vào dạ dày và bị ợ lên.

1.5. Rối loạn về phân

- Khối lượng: quá nhiều hoặc quá ít

- Số lần: 3-4 lần hoặc vài chục lần trong ngày. - Tính chất phân:

+ Phân táo: phân khô,rắn + Ỉa chảy: phân nát, lỏng + Phân sống

+ Có mũi, nhầy, máu, bọt...

1.6. Rối loạn về đại tiện

- Khó đại tiện

- Đau hậu môn khi đại tiện - Mót rặn

1.7. Rối loạn về ăn uống

- Không có cảm giác thèm ăn: trông thấy thức ăn là sợ hãi, nhịn mấy ngày cũng được, không có cảm giác đói.

- Đầy bụng, khó tiêu: ăn vào thấy tức bụng, cảm giác đó cứ kéo dài đến bữa sau hoặc kéo dài trong nhiều ngày làm cho người bệnh không muốn ăn, ăn kém.

- Ăn không biết ngon: bệnh nhân ăn được, muốn ăn hoặc tiêu hóa nhưng khi ăn không thấy ngon miệng.

- Đắng miệng: làm chi mất cảm giác ngon miệng

1.8. Hiện tượng sinh hơi trong ống tiêu hóa

- Trung tiện nhiều hoặc không trung tiện được.

- Sôi bụng: do có nhiều nước và hơi trong ống tiêu hóa. Có khi sôi nhỏ chỉ người bệnh mới nghe thấy, có khi sôi to người khác cũng nghe được.

1.9. Chảy máu tiêu hóa

- Nôn ra máu: máu tươi hoặc đen

- Ỉa ra máu: máy tươi, máu đen, lờ đờ như máu cá.

1.10. Vàng da, vàng mắt

Gặp trong các bệnh lý về gan mật

2. KHÁM LÂM SÀNG PHẦN TIÊU HÓA TRÊN2.1. Khám miệng 2.1. Khám miệng

Miệng mở ra phía trước, giới hạn bởi môi dưới, phía trên giới hạn bởi vòm miệng, phía dưới bởi xương sàng, hai bên bởi má, tiếp giáp phía sau với họng bởi một lỗ gọi là eo.Trong mồm có răng và lưỡi.

2.1.1. Khám môi

- Bình thường: môi màu hồng, mềm mại, cân đối - Bệnh lý: thay đổi màu:

+ Môi tím gặp trong suy tim, suy hô hấp, môi nhạt trong thiếu máu, môi to ra: trong bệnh to đầu và chi. Dị dạng: sứt môi, liệt mặt: môi lệch về một bên, nhân trung lệch về một bên. Khi vận động môi không cân xứng

+ Nứt mép hoặc chốc mép: nhiễm khuẩn hoặc virut

2.1.2. Khám hố miệng

Bảo bệnh nhân há to miệng, dùng đèn pin chiếu vào, dùng đè lưỡi khám 2 thành bên và nền miệng.

- Bình thường: niêm mạc màu hồng, nhẵn không phẳng, niêm mạc mặt trong má mang dấu ấn của răng

- Bệnh lý:

+ Màng đen: trong bệnh Addison, u sắc tố.

+ Chấm xuất huyết: bệnh máu (leucemie, giảm tiểu cầu, ,,,)

+ Loét: thiếu vitamin (nhóm B), nhiễm khuẩn đặc biệt là biến chứng của bệnh sởi.

+ Mụn mọng nước: nhiễm khuẩn, virut.

+ Hạt koplik: màu đỏ, ở giữa hơi xanh hoặc trắng, to bằng đầu đinh nằm ở mặt trong má, gặp trong bệnh sởi.

2.1.3. Khám lưỡi

Cần phân biệt được lưỡi bình thường và bệnh lý. Chú ý niêm mạc lưỡi và dưới lưỡi.

- Lưỡi nhiều rêu trắng bẩn trong nhiễm khuẩn nấm, lưỡi nhợt nhạt, mất gai trong bệnh thiếu náu, loét hãm lưỡi trong bệnh ho gà...

2.1.4. Khám răng và lợi

Bình thường lợi màu hồng, bóng, nhẵn ướt giống như niêm mạc miệng, có hàm sát chân răng.

- Lợi phì đại: gặp trong bệnh viêm chân răng có mũ, hoặc trong bệnh leucemie... - Chảy máu: gặp trong các bệnh về máu (như leucemie suy tủy, giảm tiểu cầu,

bệnh ưa chảy máu...), viêm lợi Số lượng răng phụ thuộc vào tuổi

- Từ 6 tháng mọc 2-4 răng, cho đến 5 tuổi mọc 20 răng sữa. Bắt đầu từ tuổi thứ 7 trở đi các răng sửa lần lượt được thay bằng răng vĩnh viễn cho đến 25 tuổi thì có đầy đủ 32 răng (mỗi hàm 16 răng)

- Bệnh lý:

+ Viêm quanh răng

+ Thiểu sản răng, nhiều cao răng, răng rụng sớm nh chân răng có mũ

2.1.5. Khám họng

2.1.6. Khám tuyến nước bọt3. KHÁM BỤNG 3. KHÁM BỤNG

3.1. Phân khu vùng bụng3.1.1. Giới hạn của bụng 3.1.1. Giới hạn của bụng

Phía trên là cơ hoành, phía dưới là 2 xương chậu, phía sau là cột sống và các cơ lưng, hai bên là các cân và cơ hoành bụng. Bao quanh mặt ổ bụng và các nội tạng là lớp phúc mạc.

3.1.2. Phân khu vùng bụng

- Phía trước: kẻ 2 đường ngang: đường trên qua bờ sườn, nơi có điểm thấp nhất, đường dưới qua 2 gai chậu trước trên.

Kẻ 2 đường dọc ổ bụng: qua giữa bờ sườn và cung đùi (mỗi been1 đường) Như vậy sẽ chia ổ bụng ra làm 9 vùng (3 tầng, mỗi tầng 3 vùng)

- Phía sau: là hố thất lưng giới hạn bởi cột sống ở giữa, xương sườn 12 ở trên, mào chậu ở dưới

3.2. Hình chiếu của các cơ quan trong ổ bụng 3.2.1. Vùng thượng vị 3.2.1. Vùng thượng vị

Một phần của tài liệu đIỀU DƯỠNG nội (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w