Cho bệnh nhân nhịn ăn,nằm yên tĩnh trong 24 giờ đầu Trấn an người bệnh.

Một phần của tài liệu đIỀU DƯỠNG nội (Trang 25 - 28)

- Trấn an người bệnh.

- Thực hiện các y lệnh kịp thời và chính xác. - Theo dõi và phát hiện tình trạng mất máu nặng. - Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho người bệnh

- Hướng dẫn người bệnh và người nhà cách theo dõi và chăm sóc sức khỏe

2.4.- Thực hiện kế hoạch chăm sóc 2.4.1. Chăm sóc cơ bản

- Cho bệnh nhân nằm bất động tại giường,đầu thấp,phòng nghỉ yên tĩnh, các nhu cầu phục vụ tại giường.

- Động viên người bệnh yên tâm, tránh lo lắng.

- Cho người bệnh thở oxy nếu tình trạng chảy máu nặng có choáng.

- Đặt catheter và đường truyền giữ mạch bằng dung dịch muối đẳng trương.

- Khi hết nôn ra máu cho người bệnh ăn nhẹ: sữa, cháo, súp...( chú ý để nguội).

2.4.2. Thực hiện y lệnh

- Thực hiện y lệnh một cách khẩn trương và chính xác

- Lấy máu xét nghiệm theo y lệnh, chụp X quang.

- Phụ giúp đặt catheter đo áp lực tĩnh mạch trung tâm khi có chỉ định.

2.4.3. Theo dõi

- Theo dõi dấu hiêu sống 15phút/ 1lần trong 1 giờ đầu, nếu ổn định thì mỗi 30 phút/ 1 lần trong 2 giờ tiếp theo và mỗi 1 giờ/ 1 lần trong 4 giờ sau, nếu bất thường thì báo bác sĩ xử trí kịp thời.

- Tình trạng tinh thần của người bệnh. - Tình trạng nôn, tính chất của chất nôn. - Tình trạng đau bụng và tính chất của phân - Theo dõi việc sử dụng thuốc.

2.4.4. Giáo dục sức khỏe

- Phòng và tránh bị bệnh bằng cách lao động và nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng. - Không nên uống rượu, cà phê.

- Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

- Tái khám đúng hẹn hoặc khi có các triệu chứng bất thường. - Phát hiện sớm các bệnh lý ở đường tiêu hóa và điều trị triệt để. - Phát hiện sớm các dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa và tích cực điều trị - Có chế độ ăn hợp lý

2.5. Đánh giá chăm sóc

Người bệnh xuất huyết tiêu hóa được chăm sóc tốt khi:

- Bệnh nhân được nghỉ ngơi yên tĩnh, an tâm điếu trị.

- Tình trạng chảy máu giảm hoăc mất.

- Các dấu hiệu sống ổn định.

- Lượng nước tiểu tăng lên.

- Người bệnh được ăn uống theo chế độ hợp lý.

- Thực hiện các y lệnh khẩn trương, đầy đủ, chính xác.

- Khi ra viện,bệnh nhân được hướng dẫn cách phát hiện sớm tình trạng xuất huyết tiêu hóa và các nguyên nhân có thể gây xuất huyết tiêu hóa.

THĂM KHÁM LÂM SÀNG BỘ MÁY TIÊU HÓA

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được các triệu chứng cơ năng của bộ máy tiêu hóa. 2. Mô tả được các cơ quan ở các định khu trên ổ bụng.

Bộ máy tiêu hóa đi từ miệng đến hậu môn, đó là ống tiêu hóa. Ngoài ống tiêu hóa còn có gan và tụy.Tụy nằm ngoài ống tiêu hóa nhưng các cơ quan này đổ các dịch tiêu hóa vào ống tiêu hóa. Chức năng của bộ máy tiêu hóa gồm:

- Vận chuyển, nhào trộn thức ăn - Phân hủy thức ăn

- Hấp thu thức ăn đã dược tiêu hóa

- Chuyển hóa các thức ăn đã dược hấp thu thành những chất cần thiết cho cơ thể.

1. CÁC RỐI LOẠN CƠ NĂNG CỦA BỘ MÁY TIÊU HÓA

Triệu chứng cơ năng đóng một vai trò rất quan trọng trong các bệnh về tiêu hóa, nhiều khi dựa vào triệu chứng cơ năng đã có thể đưa ra được chẩn đoán và hướng điều trị đúng đắn.

1.1. Đau

Đau là triệu chứng rất hay gặpvà quan trọng nhất trong các bệnh về tiêu hóa. - Vị trí của cơn đau:

+ Vùng thượng vị: dạ dày, tá tràng, đại tràng ngang. + Hạ sườn phải: gan, túi mật...

+ Hố chậu phải: ruột thừa, niệu quản phải... - Hướng lan:

+ Đau dạ dày thường lan ra sau lưng và lên ngực + Đau quặn gan lan lên vai và ngực

+ Đau quặn thận thường lan xuống bộ phận sinh dục và đùi

- Diễn biến cơn đau: đột ngột, kéo daì âm ỉ, từng cơn có chu kỳ, định kỳ - Kiểu đau: Xoắn, thắt, quặn, căng tức hoặc dữ dội như dao đâm.

- Tư thế chống đau: gối ngực, gập đầu vào bụng, nằm sấp.

- Yếu tố ảnh hưởng đến cơn đau: bữa ăn, rượu, thuốc kháng viêm như aspirin, corticoid...

- Triệu chứng kèm theo: buồn nôn, nôn, rối loạn đại tiện,sốt, chán ăn, vàng da, vàng mắt, gầy sút...

1.2. Rối loạn về nuốt

- Nuốt khó: không đưa thức ăn qua thực quản được, hoặc vào thực quản rất khó đi xuống, bị tắc, nghẹn lại ở một chỗ nào đó (gặp trong hẹp thực quản, bỏng thực quản, ung thư thực quản hay khối u trung thất chèn ép thực quản

- Trớ: Thức ăn đến chỗ hẹp gây khó nuốt đồng thời đi ngược lên miệng - Nghẹn đặc sặc lỏng gặp trong liệt màng hầu.

1.3. Nôn, buồn nôn

Một phần của tài liệu đIỀU DƯỠNG nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w