Phương pháp tiến hành 1 Thử nghiệm tính tạo bọt

Một phần của tài liệu Thực hành dược LIỆU 1 (Trang 32 - 34)

- Anhydric acetic

B. Phương pháp tiến hành 1 Thử nghiệm tính tạo bọt

1. Thử nghiệm tính tạo bọt

1.1. Định tính tạo bọt

Cho 1g dược liệu vào bình nón 50ml, thêm vào 20ml cồn 70%, đun nhẹ trên bếp cách thủy trong 5 phút rồi lọc nóng qua bông.

Bốc hơi dung môi trên cách thủy cho đến còn khoảng 5ml. Lấy 10 giọt dịch chiết đậm đặc này cho vào một ống nghiệm 1,6 x16cm đã có sẵn 10ml nước cất.

Dùng ngón tay cái bịt miệng ống nghiệm và lắc mạnh theo chiều đứng của ống nghiệm trong 1 phút (30 lần lắc). Để yên ống nghiệm, quan sát lớp bọt và đánh giá kết quả.

Đánh giá kết quá: bọt bền trong 15 phút: (+) ; 30 phút: (++) ; 60 phút: (+++)

Cân chính xác 1g bột dược liệu (đã qua rây 0,5mm) cho vào erlen 250ml, thêm 100ml nước cất sôi. Đun trên cách thủy trong 30 phút, lọc nóng qua giấy lọc (hay bông) vào một becher, khi dịch lọc nguội thì nhẹ nhành chuyển dịch lọc vào 1 bình định mức 100ml, dùng nước cất tráng becher rồi thêm vào bình định mức cho đủ 100ml. dung dịch thu được gọi là dung dịch A (có độ pha loãng ban đầu là 100 lần) Lấy 10 ống nghiệm 1,6x16 cm, đánh số thứ tự từ 1 đến 10. Cho vào mỗi ống nghiệm lần lượt 1ml, 2ml,…,9ml, 10ml dung dịch A. Thêm nước cất cho mỗi ống nghiệm đủ 10ml.

Bịt miệng ống nghiệm và lắc mạnh theo chiều dọc ống nghiệm trong 15 giây (=30 lần lắc). Để yên ống nghiệm 15 phút và đo độ cao của cột bọt trong các ống nghiệm.

Xác định kết quả

Trường hợp 1: nếu tất cả các ống nghiệm đều có cột bọt <1cm thì chỉ số bọt của mẫu dược liệu sẽ nhỏ hơn 100 đơn vị (CSB<100)

Trường hợp 2: nếu tất cả các ống nghiệm đều có cột bọt >1cm thì CSB>1000. Trong trường hợp này ta phải pha loãng dung dịch A (đang có độ pha loãng là 100) thêm k lần nữa (10, 50, 100 lần hoặc nhiều hơn nữa) cho đến khi có được một ống nghiệm có cột bọt bền vững cao 1cm nằm ở khoảng giữa giai mẫu. k được gọi là

độ pha loãng trung gian. Nếu không cần pha loãng thêm dung dịch A, khi ấy k=1.

Trường hợp 3 : nếu 1 trong số 10 ống nghiệm có cột bọt cao đúng 1cm thì chỉ số bọt chính là độ pha loãng của dung dịch trong ống nghiệm này.

Trường hợp 4: nếu ở 2 ống nghiệm liên tiếp có cột bọt gần với trị số 1cm (ống thứ [m]) có cột bọt hơi thấp hơn 1cm; ống [m+1] có cột bọt hơi cao hơn 1cm thì CSB có thể được tính bằng phép nội suy từ 2 ống nghiệm ấy.

Tính kết quả

A: độ pha loãng của dung dịch ban đầu k: độ pha loãng trung gian

Một phần của tài liệu Thực hành dược LIỆU 1 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w