KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ảnh hưởng của phi tuyến vật liệu và phi tuyến hình học đến phản ứng chịu địa chấn của nhà cao tầng (Trang 116 - 118)

b. Số dạng dao động cần xét đến trong phương pháp phổ phản ứng

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

1.1 So sánh kết quả giữa trường hợp phân tích đàn hồi và trường hợp kể đến hiệu ứng P-Delta (DD1 – DD3) hiệu ứng P-Delta (DD1 – DD3)

Phương X: Trường hợp phân tích đàn hồi cho ra kết quả lớn hơn so với trường hợp kể đến hiệu ứng P Delta. Kết quả phân tích cho thấy càng lên cao độ chênh lệch càng lớn và duy trì ổn định từ tầng 10 trở lên.

Phương Y: Độ chênh lệch lớn hơn so với phương X, càng lên các tầng trên sự sai khác giữa 2 trường hợp không đáng kể.

1.2 So sánh kết quả giữa trường hợp phân tích đàn hồi và trường hợp xét đến phi tuyến vật liệu (DD1 – DD2) : phi tuyến vật liệu (DD1 – DD2) :

Kết quả nghiên cứu cho thấy phân tích theo trường hợp đàn hồi tuyến tính cho ra kết quả nội lực, chuyển vị lớn hơn rõ rệt so với khi xét đến phi tuyến vật liệu cho cả hai phương từ tầng 1 lên đến tầng 22.

1.3 So sánh kết quả giữa trường hợp phân tích đàn hồi và trường hợp xét đến phi tuyến vật liệu có kể đến hiệu ứng P-Delta (DD1 – DD4) phi tuyến vật liệu có kể đến hiệu ứng P-Delta (DD1 – DD4)

Khi so sánh kết quả giữa hai trường hợp: phân tích đàn hồi và trường hợp xét đến phi tuyến vật liệu có kể đến hiệu ứng P-Delta (DD1 – DD4), kết quả so sánh khá tương đồng với (DD1 – DD2).

2 Kiến nghị

Kết quả nghiên cứu đề tài “ Phân tích ảnh hưởng của phi tuyến vật liệu và phi tuyến hình học đến phản ứng chịu địa chấn của nhà cao tầng ” cho thấy rằng: trong quá trình thiết kế nhà cao tầng có khả năng chịu địa chấn, ngoài việc xét đến tính đàn hồi của công trình các kỹ sư thiết kế cần phải xét đến phi tuyến vật liệu và phi tuyến hình học để thấy rõ sự chệnh lệch về kết quả tính toán để từ đó lên phương án thiết kế công trình.

Thực tế, khi có xét đến phi tuyến vật liệu và phi tuyến hình học sẽ cho ứng xử đúng với thực tế hơn.

Đề tài cần có sự nghiên cứu, đánh giá sâu rộng hơn ứng với nhiều loại công trình và chiều cao tầng khác nhau ( ứng với nhiều trận động đất khác nhau ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ảnh hưởng của phi tuyến vật liệu và phi tuyến hình học đến phản ứng chịu địa chấn của nhà cao tầng (Trang 116 - 118)