Mục tiêu mở rộng hoạt động tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh long an (Trang 70 - 71)

phát triển nông thôn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Long An.

Duy trì cơ cấu tín dụng sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn hợp lý, cân đối với nguồn vốn tổng thể của ACB chi nhánh Long An: Cơ cấu tín dụng theo thời gian, nhóm sản phẩm…vv được duy trì với tỷ lệ hợp lý để đảm bảo an toàn. Tránh tập trung phát triển nóng vào một ngành, một lĩnh vực có thể dẫn đến những tổn thất lớn nếu xảy ra rủi ro. Đồng thời, tăng trưởng dư nợ phải đi đôi với nguồn vốn, đảm bảo các tỷ lệ theo quy định của Hội sở và NHNN, khả năng thanh toán nhanh và phù hợp với cấu trúc kỳ hạn của tài sản - nguồn vốn.

Xử lý nợ xấu triệt để gắn liền với việc cải thiện chất lượng tín dụng. Các khoản nợ xấu hiện tại được đánh giá và định hướng xử lý bằng các cách thức như tự

xử lý bằng thanh lý TSBĐ khởi kiện hoặc bán nợ cho các tổ chức khác. Đồng thời kiểm soát chặc chẽ chất lượng nợ, hỗ trợ kênh phân phối trong việc đánh giá nợ và dự báo rủi ro.

Tăng cường công tác quản lý rủi ro để hạn chế và ngăn ngừa nợ quá hạn, nợ

xấu trên cơ sở xây dựng hệ thống quản lý tín dụng và các chương trình hỗ trợ kiểm soát.

Chủ động kiểm soát tăng trưởng tín dụng sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với cơ cấu danh mục tín dụng phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tài sản.

Đa dạng hóa các loại hình cấp tín dụng nhằm phù hợp với nhiều đối tượng KH, và phát triển hỗn hợp các sản phẩm, gói sản phẩm đáp ứng toàn diện nhu cầu của KH.

Chủ động đánh giá KH có nhu cầu vay, lựa chọn được các KH có phương án, năng lực tài chính tốt. Phát triển cho vay phục vụ SXKD và cả tiêu dùng, tuy nhiên cần chú trọng đẩy mạnh cho vay SXKD, nâng tỷ trọng cho vay SXKD trong tổng dư nợ tín dụng sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn lên 60%.

Hoàn thiện quy trình cho vay, chú trọng giảm thiểu các thủ tục, hồ sơ và điều chỉnh hệ thống xếp hạng tín dụng KH phù hợp với thực tế và đánh giá được mức độ

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đặc biệt là chú trọng chất lượng nợ, thu hồi và hạn chế nợ xấu.

Định hướng một số chỉ tiêu chính về chất lượng tín dụng sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn của ACB chi nhánh Long An.

- Mức tăng trưởng tín dụng sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn: duy trì ổn định từ 15% đến 20% qua các năm, đảm bảo được kịp soát an toàn và tranh thủ thời cơ phát triển của nền kinh tế.

- Tỷ trọng dư nợ có đảm bảo định hướng ở mức trên 90% trong tổng dư nợ tín dụng sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Cơ cấu tín dụng theo lĩnh vực: giảm tập trung quá lớn vào cho vay tiêu dùng, cần đẩy mạnh cho vay SXKD, với tỷ trọng cho vay sản xuất kinh doanh đạt 80% trong tổng dư nợ tín dụng sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Tỷ lệ nợ quá hạn được kiểm soát dưới 3%, nợ xấu dưới 2% trong tổng dư nợ

tín dụng sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Tín dụng trung và dài hạn: tăng cường kiểm soát quy mô tín dụng trung dài hạn với tỷ lệ kế hoạch chiếm khoảng 60% trong tổng dư nợ tín dụng sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Qua phân tích thực trạng chất lượng sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn của ACB chi nhánh Long An và những định hướng trong hoạt động tín dụng sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung cũng như chất lượng tín dụng sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng, đây là cơ sở tiền đề để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của ACB trong giai đoạn sắp tới phù hợp với hoạt động kinh doanh hiện tại của ACB và hoàn thành các mục tiêu đề

ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh long an (Trang 70 - 71)