Chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh long an (Trang 60)

2.3.5.1 Tình hình nợ quá hạn

Nợ quá hạn luôn là vấn đề được Ngân hàng đặc biệt quan tâm bởi vì môi trường kinh doanh tiền tệ biến động mạnh như hiện nay thì có nhiều rủi ro tiềm ẩn mọi lúc mọi nơi, rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan như

thiên tai, lũ lụt… Do đó một nhà quản trị giỏi đến đâu cũng không khẳng định rằng Ngân hàng mình không có nợ quá hạn. Vì thế, các Ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp để phòng ngừa và hạn chế sự phát sinh nợ quá hạn đến mức thấp nhất.

Như bao loại hình khác, kinh doanh tín dụng Ngân hàng là nghề kinh doanh

đặc thù luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro nhất. Vì hoạt động tín dụng Ngân hàng luôn gắn liền với mối quan hệ chặt chẽ các loại hình khách hàng. Nếu Ngân hàng xem xét thận trọng trong quá trình cho vay, khách hàng làm ăn có hiệu quả, sử dụng vốn

đúng mục đích, trả nợ đúng thời hạn thì tất nhiên là nợ quá hạn sẽ ít. Vì vậy, việc tìm kiếm khách hàng tin tưởng để cho vay là rất quan trọng, tuy nhiên cần phải năng

động và quyết đoán. Nhưng nếu quá thận trọng sẽ mất đi những cơ hội cho vay hấp dẫn có thể mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng.

2.3.5.2 Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng: BẢNG 2.8: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG TỪ NĂM 2016-2018: Đơn vị tính: Triệu đồng Ch tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lch 2016-2017 Chênh lch 2017-2018

Tuyt đối Tươ(%) ng đối Tuyt đối Tươ(%) ng đối

Ngn hn 356 513 555 156 143,87 42 108,27 Trung và dài hn 979 1.576 1.661 596 160,90 85 105,40 Tng cng 1.336 2.089 2.216 753 156,35 128 106,11

( Nguồn:Báo cáo họat động kinh doanh ACB Long An)

Qua bảng số liệu bảng 2.8 ta thấy nợ quá hạn của Ngân hàng xuất hiện ở năm 2016 ở mức 1.336 triệu đồng và có dấu hiệu tăng liên tục trong các năm tiếp theo, năm 2017 tăng lên mức khá cao 2.089 triệu đồng tăng 753 triệu đồng so với năm 2016 tốc độ tăng 56,35%, và ở năm 2018 đạt 2.216 triệu đồng tăng lên 128 triệu

đồng so với năm 2017 với tốc độ tăng chậm còn 6,11%. Nguyên nhân nợ quá hạn tăng là do nguồn thu chính để trả của người vay là từ sản xuất kinh doanh, nông nghiệp nên không tránh khỏi rủi ro thiên tai, giá nông sản bị giảm…ảnh hưởng đến tình hình thu nợ. Ngoài ra, nợ quá hạn còn tập trung vào các món vay do điều kiện khách quan từ phía khách hàng như gia đình bất hoà, ly thân, kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ, nợ dây dưa kéo dài phải đưa ra pháp luật xử lý, Khó khăn lớn nhất trong công tác xử lý nợ quá hạn tại Ngân hàng là từ khi làm thủ tục khởi kiện khách hàng đến lúc thanh lý được tài sản thế chấp là một khoản thời gian dài.

Nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn đã xuất hiện trong năm 2016 nhưng vẫn

ở mức thấp 356 triệu đồng. Nhưng ở năm 2017 nợ quá hạn đã bắt đầu tăng mạnh từ

356 triệu đồng ở năm 2016 lên đến 513 triệu đồng, ở năm 2018 con số này là 555 triệu đồng một tốc độ tăng rất đáng lo ngại.

Nợ quá hạn trong cho vay trung và dài hạn cũng có một sự biến động tăng trong năm 2017 đạt 1.576 triệu đồng cao hơn 596 triệu đồng so với con số khiêm tốn năm 2016 là 979 triệu đồng tăng 60.9%. tuy nhiên đến năm 2018 tăng chậm lên 1.661 triệu đồng tăng 85 triệu đồng so với năm 2017, tốc độ giảm mạnh còn 5,40%. Qua việc phân tích này có thể nhận thấy tình hình nợ quá hạn của ngân hàng đang diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng chậm qua các năm cả về ngắn hạn và dài hạn. Đây là thực trạng cần có những biện pháp quản trị và điều hành xử lí hiệu quả,

để hạn chế sự tăng lên của chỉ tiêu này.

2.3.5.3 Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.

BẢNG 2.9: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TỪ NĂM 2016 - 2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Ch tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lch 2016-2017 Chênh lch 2017-2018 Tuơng đối (%) Tuyt đối Tuơng đối (%) Tuyt đối Doanh nghip 866 1.266 1.444 400 146,13 177 114,2 H SX KD 191 359 336 168 188,22 (24) 93,45 Khác 279 464 437 185 166,32 (26) 94,29 Tng cng 1.336 2.089 2.216 753 156,35 128 106,11

( Nguồn:Báo cáo họat động kinh doanh ACB Long An)

Nợ quá hạn trên đối tượng khách hàng là doanh nghiệp đang diễn biến phức tạp cụ thể phát sinh tăng qua các năm, năm 2017 đạt mức 1.266 triệu đồng tăng 400 triệu đồng so với năm 2016, tốc độ tăng 46,13% đối tượng này thường cung cấp đầy

đủ thông tin khi ngân hàng yêu cầu do đó công tác thẩm định cho vay có nhiều thuận lợi và dễ dàng đạt hiệu quả, tuy nhiên lại gặp nhiều khó khăn khi thu hồi vốn

vì nhiều yếu tố khách quan. Ở năm 2018, con số này tiếp tục tăng lên ở mức 1.444 triệu đồng tăng lên 177 triệu đồng so với năm 2017 tốc độ là 14,02%. Do đối tượng này chiếm tỉ trọng khá lớn trên dư nợ cho vay nên hiện tượng gia tăng đáng kể nợ

quá hạn đã ảnh hưởng lớn đến tổng mức nự quá hạn làm chỉ số nợ quá hạn tại ngân hàng tăng khá cao. Nguyên nhân của sự chuyển biến này một phần do các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, nông thôn hoạt động kém hiệu quả từ cuộc khủng hoảng kinh tế, một số doanh nghiệp phá sản, giải thể khó thu hồi nợ. Tuy nhiên qua các năm sau tốc độ gia tăng chậm hơn, lúc này các doanh nghiệp đang có những bước cố gắng phục hồi trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại của nhiều yếu tố khách quan.

Nợ quá hạn trên đối tượng khách hàng là cá nhân SXKD đang có sự biến

động tăng trong năm 2017 lên mức 359 triệu đồng cao hơn 168 triệu đồng so với năm 2016 tốc độ tăng 88.22%, nhưng ở năm 2018 với nhiều biện pháp điều chỉnh thích hợp đã kiềm chếđược mức tăng của đối tương này giảm xuống còn 336 triệu

đồng giảm nhẹ, giảm (24) triệu đồng, tốc độ 93,45%. Có thể thấy sự chuyển dịch hình thức kinh doanh từ cá nhân kinh doanh sang doanh nghiệp khiến nợ quá hạn cũng biến động qua lại giữa hai đối tượng này.

Nợ quá hạn trên các đối tượng khác chưa phát sinh do dư nợ cho vay trên các

đối này vẫn chưa lớn, chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu dư nợ cho vay của Ngân hàng. Nhìn chung, nợ quá hạn của Ngân hàng đang diễn biến phức tạp và khó kiềm chế cần quan tâm và có những chính sách quản trị hợp lí để kìm hãm và xữ lí kịp thời.

Nhìn chung nợ quá hạn chính là một chỉ tiêu đánh giá, hay phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại một Ngân hàng. Nếu tại một thời điểm nhất định, Ngân hàng có nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nơ càng cao thì phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng đó càng kém và ngược lại. Tuy nợ quá hạn 2 năm có tăng nhưng điều này không có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng đang bị suy giảm vì doanh số cho vay của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngân hàng chẳng những không giảm mà còn có nhiều hướng phát triển tốt hơn. Còn vấn đề nợ quá hạn là điều hiển nhiên bởi rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn là điều khó tránh khỏi nhất. Nguyên nhân

một mặt là do dư nơ cho vay tăng thì dĩ nhiên nợ quá hạn cũng sẽ tăng, do thị

trường cạnh tranh, mặt khác là do một số khách hàng tuy có uy tín quan hệ tốt với Ngân hàng. Thế nhưng, bất ngờ tình hình kinh doanh gặp khó khăn và thất bại từđó làm cho quá trình trả nợ bị chậm lại, dẫn đến không có khả năng tiếp tục chi trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng, kết quả là phát sinh nguồn nợ quá hạn cho Ngân hàng.

2.4 Đánh giá về hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Long An đối với sản xuất nông nghiệp, nông thôn

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của bất cứ tổ chức kinh doanh nào cũng phải mang lại hiệu quả, nếu đơn vị đó không mang lại hiệu quả thì

đơn vị đó sẽ không tồn tại lâu được và việc giải thể là điều không thể tránh khỏi. Không chỉ riêng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận mà ngay cả Ngân hàng cũng hoạt động trên cơ sở này. Bởi vì đó là điều kiện quyết định sự phát triển lâu dài của của đơn vị. Để thấy được hiệu quả ta cần phân tích một số chỉ tiêu tài chính làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả cho vay của Ngân hàng.

BẢNG 2.10: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY QUA 3 NĂM TỪ NĂM 2016 - 2018

Ch tiêu Đơn v

tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 (1) Dư n cho vay Triệu đồng 381.692 474.722 615.640

(2) Tng vn huy động. Triệu đồng 541.710 650.050 843.770

(3) Tng tài sn Triệu đồng 571700 706.590 925.140

(4) N quá hn Triệu đồng 1.336 2.089 2.216

(5) Doanh s thu n Triệu đồng 47.193 53.861 75.210

(6) Doanh s cho vay Triệu đồng 428.885 528.583 690.850

(7) Dư n bình quân Triệu đồng 381.692 474.722 615.640

(8) Dư n / vn huy động lần 0.70 0.73 0.73

(9) N quá hn / Dư n cho

(10) H s thu n = (5)/(6) % 11.00% 10.19% 10.89%

(11) Vòng quay vn = (5)/(7) Vòng 12.36% 11.34% 12.22%

( Nguồn:Báo cáo họat động kinh doanh ACB Long An)

- Chỉ tiêu Dư nợ / vốn huy động:

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng đang sử

dụng vốn huy động không hiệu quả.

Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Long An có sự biến động qua 3 năm. Nhìn chung đang có xu hướng tăng dần. Năm 2016, bình quân 0,7 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2017 và 2018, bình quân 0,73 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia. Điều này cho thấy Ngân hàng đang sử dụng vốn huy động khá hiệu quả

khi cho vay với mức phù hợp không quá lớn điều này chính là do trong những năm trước Chi nhánh mới bắt đầu hoạt động nên luôn cố gắng đạt được chỉ tiêu Ngân hàng đưa ra. Ngân hàng đã xác định thách thức lớn nhất là nguồn vốn huy động nên từ đó đã đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu như: Làm tốt công tác phục vụ khách hàng, vận dụng cơ chế lãi suất…. Cùng với sự cạnh tranh khá gay gắt giữa các tổ

chức tín dụng trên chú trọng đến công tác huy động vốn của Chi nhánh. - Chỉ tiêu NQH / Dư nợ cho vay:

Chỉ số này đo lường nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Ngoài ra chỉ số này còn cho thấy được mức rủi ro tín dụng Ngân hàng. Chỉ số này càng thấp thì rủi ro tín dụng Ngân hàng càng thấp tức chất lượng tín dụng Ngân hàng càng cao và ngược lại.

Nợ quá hạn của Ngân hàng phát sinh và liên tục tăng ở các năm, do đó làm cho NQH trên dư nợ có sự biến động tăng vào năm 2017, năm 2016 nợ quá hạn trên dư nợ là 0,35%. Năm 2017 chỉ số này là 0,44%. Điều này là do dư nợ đang có tốc

độ tăng trưởng tốt, và công tác thu nợ gặp khó khăn khi cuối năm giá cả vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh các chủ thể kinh tế, gây khó khăn cho nhiều khách hàng.

NQH của Ngân hàng đang có dấu hiệu tăng lên và đây là một dấu hiệu không tốt, Ngân hàng nên tập trung vào công tác thu hồi NQH và bàn giao cho tổ

xử lý nợ chuyên trách thực hiện, đồng thời thực hiện trích dự phòng rủi ro theo

đúng quy định để hoạt động tín dụng ngày một tốt hơn. Nhờ thực hiện tốt những biện pháp quản trị Ngân hàng đã kéo chỉ số này giảm đáng kể trong năm 2018 xuống mức 0,36%. Đây là dấu hiệu tốt cho hoạt động giảm thiểu dư nợ quá hạn tại Ngân hàng trong quá trình hoạt động.

- Chỉ tiêu hệ số thu nợ cho vay:

Hệ số này phản ánh công tác thu nợ của cán bộ tín dụng tốt hay chưa tốt,

đồng thời nó cũng phản ảnh khả năng trả nợ của khách hàng.

Hệ số này càng lớn chứng tỏ khách hàng đang sử dụng vốn vay hiệu quả tạo ra lợi nhuận nên việc trả nợ cũng được thực hiện tốt hơn và công tác thu nợ của cán bộ tín dụng cũng đang diễn biến tốt và không có nhiều vấn đề phát sinh.

Hệ số thu nợ của Ngân hàng biến động qua từng năm, năm 2016 tăng 11%, giảm vào năm 2017 đạt 10,19%, năm 2018 đạt 10,89%). Trong 3 năm, hệ số thu nợ

liên tục tăng giảm cho thấy đây là sự bất ổn trong việc thu hồi nợ của Chi nhánh, Ngân hàng nên nhanh chóng cải thiện bằng một số biện pháp trước mắt cụ thể là: Tích cực hỗ trợ khách hàng trong công tác lập phương án, tư vấn….đạt hiệu quả, bên cạnh đó là tình hình phát triển kinh tế khả quan của các thành phần kinh tế trên

địa bàn. Có sự sụt giảm này là do Ngân hàng gặp khó khăn từ phía khách hàng khi khách hàng xin gia hạn nợ.

- Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:

Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, đồng thời thu hồi nợ nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì việc đưa vốn vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng càng đạt hiệu quả.

Năm 2016, vòng quay vốn tín dụng là 0,1236 vòng chiếm 12,36%, năm 2017, vòng quay vốn tín dụng giảm xuống còn 0,1134 vòng chiếm 11.34%. Năm 2018, vòng quay vốn tín dụng là 0,1222 vòng chiếm 12,22%. Ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng có biến động tăng giảm trong 3 năm là do ở những năm

đầu dư nợ của Ngân hàng tập trung ở các khoản vay ngắn hạn, tốc độ thu hồi nợ

chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng dư nợ. Bên cạnh đó đa phân khách hàng vay trung dài hạn lựa chọn phương thức rút vốn một lần, điều này làm chậm vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng. Để vòng quay vốn tín dụng được nhanh hơn đòi hỏi Ngân hàng phải theo sát tình hình thu nợ và tích cực thu hồi nợ quá hạn để tiếp tục

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua nhiều năm hoạt động, ACB chi nhánh Long An đã được biết đến rộng rãi trên thị trường và phát triển trở thành một trong những Ngân hàng thương mại cổ

phần có hoạt động kinh doanh ổn định, khẳng định được vị thế và thương hiệu trong hệ thống ngân hàng. Trong chương 2 của luận văn, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng chất lượng tín dụng sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn của ACB chi nhánh Long An từ năm 2016 đến năm 2018. Qua thực trạng trên, tác giả đánh giá những kết quảđạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại của ACB và những nguyên nhân của hạn chế trong chất lượng tín dụng sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kết quả nghiên cứu này sẽ làm tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của ACB chi nhánh Long An trong giai đoạn sắp tới tại chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH LONG AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh long an (Trang 60)