Kiểm định sự khác biệt của các biến nhân khẩu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của nhân viên về ứng dụng công nghệ thông tin tại bảo hiểm xã hội tiền giang (Trang 56 - 61)

* Thống kê theo số năm làm việc:

Bảng 4.2: Thống kê theo số năm làm việc

Nguồn: Trích kết quả xử lý số liệu SPSS

namlamviec

Tần suất Tỉ lệ Valid Percent Tỉ lệ cộng dồn Giá trị Từ 1 đến 5 20 11.1 11.1 11.1 Từ 6 đến 10 21 11.7 11.7 22.8 Từ 11 đến 15 32 17.8 17.8 40.6 Từ 16 đến 20 66 36.7 36.7 77.2 Trên 20 41 22.8 22.8 100.0 Total 180 100.0 100.0

Từ kết quả số liệu trên cho thấy nhân viên làm việc tại BHXH tỉnh Tiền Giang có số năm làm việc từ 15 năm trở lên chiếm đông hơn so với số nhân viên có số năm làm việc dưới 15 năm chiếm tỉ lệ 59,5% (107/180 người được khảo sát). Những nhân viên đã làm lâu năm thì sẽ có kinh nghiệm trong việc giải quyết chế độ thụ hưởng BHXH, hiểu rõ được các quá trình thụ hưởng từ trước đến nay từ đó có điều kiện thuận lợi để kiểm chứng các phần mềm ứng dụng và đào tạo cho những nhân viên mới vào ngành.

* Thống kê theo trình độ học vấn: Bảng 4.3: Thống kê theo trình độ học vấn trinhdo Tần suất Tỉ lệ Valid Percent Tỉ lệ cộng dồn Giá trị Trung cấp 2 1.1 1.1 1.1 Cao đẳng 61 33.9 33.9 35.0

Đại học hoặc tương đương 101 56.1 56.1 91.1

Sau đại học hoạc tương đương 16 8.9 8.9 100.0

Total 180 100.0 100.0

Nguồn: Trích kết quả xử lý số liệu SPSS

Trình độ học vấn của nhân viên tại BHXH tỉnh Tiền Giang khá cao có đến 90% nhân viên từ Cao đẳng đến Đại học chiếm 162 / 180 người. Bên cạnh đó có 8,9% nhân viên được khảo sát có trình độ trên đại học. Với nguồn nhân lực có trình độ cao thì khả năng thích ứng với ứng dụng CNTT và bước vào nền công nghiệp 4.0 được dễ dàng thuận lợi hơn.

Trình độ học vấn cao cũng thể hiện tinh thần quyết tâm nâng cao trình độ của những nhân viên đã nhiều năm công tác, chịu khó nâng cao trình độ học vấn lẫn trình độ chuyên môn để cùng với giới trẻ tự tin tiến vào nền công nghệ tự động hóa, tin học hóa trong xử lý công việc chuyên môn.

Nguồn: Trích kết quả xử lý số liệu SPSS

* Thống kê theo độ tuổi:

Từ kết quả của phần mềm SPSS, số liệu theo độ tuổi được phân bổ theo bảng và hình vẽ như sau

Bảng 4.4: Thống kê theo độ tuổi:

tuoi

Tần suất Tỉ lệ Valid Percent Cumulative Percent

Valid Dưới 25 6 3.3 3.3 3.3 Từ 26 đến 30 40 22.2 22.2 25.6 Từ 31 đến 40 56 31.1 31.1 56.7 Từ 41 đến 50 30 16.7 16.7 73.3 Từ 51 đến 55 27 15.0 15.0 88.3 Trên 55 21 11.7 11.7 100.0 Total 180 100.0 100.0

Nguồn: Trích kết quả xử lý số liệu SPSS

Từ bảng số liệu trên cho thấy số nhân viên trẻ dưới 30 tuổi tương đương số nhân viên gần về hưu trên 50 tuổi từ đó cho thấy mảng đào tạo nguồn nhân lực có thể thay thế đáp ứng được số nhân viên sẽ về hưu trong 5 đến 10 năm tới. Số nhân viên trên 50 tuổi là 26,7 ứng với 48 người so với 180 người được khảo sát, khi đó số nhân viên dưới 30 tuổi là 25,5% ứng với 46 người.

* Thống kê theo giới tính:

Bảng 4.5: Thống kê theo giới tính

Gioitinh

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid

nam 95 52.8 52.8 52.8

nu 85 47.2 47.2 100.0

Total 180 100.0 100.0

Nguồn: Trích kết quả xử lý số liệu SPSS

Tỉ lệ giữa nam và nữ tại BHXH Tiền Giang khá cân bằng nhau đạt khoản hơn 51% nhân viên nam trong hơn 230 người. Tỉ lệ nhân viên nam được khảo sát là 52,8% trên 180 người được khảo sát. Điều này cho thấy số phiếu khảo sát bao quát gần đủ trên toàn bộ nhân viên đang làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của nhân viên về ứng dụng công nghệ thông tin tại bảo hiểm xã hội tiền giang (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)