3.3.1 Thiết kế nghiên cứu định tính
Theo Trần Kim Dung, 2005: Nghiên cứu định tính là một hoạt động có vị trí định vị người quan sát trong xã hội, bao gồm một loạt các cách thực hành diễn giải làm người ta hiểu rõ hơn về xã hội. Chính vì vậy, nghiên cứu định tính là một chiến lược nghiên cứu luôn luôn nhấn mạnh đến từ ngữ, ý nghĩa biểu tượng nhiều hơn con số trong việc thu thập và phân tích dữ liệu.
Sử dụng mô hình đo sự hài lòng dịch vụ SERVQUAL. Các bước thực hiện trong Hệ thống hóa lý thuyết
sự hài lòng
Điều kiện thực tế tại BHXH Tiền Giang
Các công trình nghiên cứu đã công bố
Mô hình, thang đo nghiên cứu đề nghị
Thảo luận, điều chỉnh mô hình, xác định nhân tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của nhân viên
Thiết kế câu hỏi phỏng vấn
Phân tích kết quả, nhận xét, hàm ý quản trị Thu thập thông tin, nhập liệu vào phần mền
Bước 1: Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm với các đồng nghiệp, cán bộ có thâm niên lâu năm và trực tiếp thực hiện các dịch vụ và phần mềm ứng dụng của ngành, rút ra kết luận chung các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên đang làm việc tại BHXH Tiền Giang là: (1) Độ tin cậy, (2) Chất lượng dịch vụ, (3) Sự quan tâm đến cá nhân, (4) Bản chất công việc, (5) Thời gian và lương thưởng, (6) Phương tiện hữu hình.
Bước 2: Tham khảo ý kiến chuyên gia: Tham khảo trực tiếp ý kiến của một số lãnh đạo cấp tỉnh và cấp huyện có sự quan tâm về lĩnh vực công nghệ thông tin và nghệp vụ của ngành, từ đó gạn lọc ra được các nhân tố phù hợp hơn.
3.3.2 Kết quả nghiên cứu định tính
Hầu hết các câu hỏi được hỏi tương đối rõ ràng, các đáp viên vừa trả lời vừa thảo luận từ nhiều hướng khác nhau cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến từng nhân tố cần khảo sát. Tất cả những nhân tố cần khảo sát đều có ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên, sau khi rà soát kết quả của hai bước khảo sát thì rút ra được kết quả những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên là: (1) Độ tin cậy; (2) Phương tiện hữu hình; (3) Lãnh đạo; (4) Bản chất công việc; (5) Chất lượng cảm nhận về sản phẩm – dịch vụ.
3.4 Nghiên cứu định lượng
Nguyễn Đình Thọ, 2013: Nghiên cứu định lượng là điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quan sát được qua số liệu thống kê, toán học hoặc số học kỹ thuật vi tính. Mục đích của việc nghiên cứu định lượng là đưa ra các kết luận về nghiên cứu thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu và số liệu. Nội dung của phân tích định lượng là thu thập số liệu từ thị trường, xử lý các số liệu này thông qua các phương pháp thống kê thông thường, mô phỏng hoạc chạy các phần mềm thống kê xử lý dữ liệu và đưa ra các kết luận chính xác.