Tuân thủ quy trình tín dụng một cách tuyệt đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố bến tre (Trang 70 - 71)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN

3.2.4. Tuân thủ quy trình tín dụng một cách tuyệt đối

Nâng cao chất lượng phân tích - thẩm định khách hàng và dự án, phương án vay vốn.

Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ việc phân tích và thẩm định dự án, phƣơng án kinh doanh không cẩn thận hoặc thiếu chính xác, từ đó có thể dẫn đến quyết định cho vay sai lầm. Ngày nay chƣa kể là có những khách hàng vay càng lớn, các dự án vốn vay có mục đích rất đa dạng, lĩnh vực kinh doanh ngày càng có những diễn biến thất thƣờng hơn nữa tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt. Do đó cán bộ tín dụng dễ bỏ qua các tiêu chí để đƣợc cho vay.

Để thực hiện tốt quá trình chuyên môn hóa của hoạt động thẩm định, qua đó nâng cao chất lƣợng thẩm định. Agribank Chi nhánh Thành Phố Bến Tre cần thành lập Phòng thẩm định để thẩm định các món vay mà Phòng Tín dụng trình cho vay (đối với khách hàng Hộ sản xuất, cá nhân là 05 triệu đồng trở lên và khách hàng doanh nghiệp, Tổ chức là từ 08 triệu đồng trở lên). Từ đó sẽ nâng cao việc quản lý điều hành công tác thẩm định. Quản lý điều hành hoạt động thẩm định cần chú trọng vì đây là khâu quan

trọng nó sẽ ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Thành Phố Bến Tre sau này và ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng thẩm định của Chi nhánh.

Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo

Hiện nay, tình hình kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Một trong những biện pháp để bảo đảm an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là tăng cƣờng cho vay có tài sản đảm bảo.

Việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo Quyết định 493/2005-QĐ- NHNN, hiện nay Quyết định 493 đƣợc thay thế bởi Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN và sửa đổi Thông tƣ 02 là Thông tƣ 09/2014/TT- NHNN của NHNN, nếu món vay nào không có tài sản thế chấp phải trích lập dự phòng rủi ro. Do đó việc trích lập này sẽ ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận của Agribank Chi nhánh Thành Phố Bến Tre.

Tăng cường xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi.

Thu hồi nợ quá hạn: đối với các khoản nợ này thì chỉ cần CBTD tăng cƣờng đôn đốc, phân tích tìm ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, Chi nhánh nên xem xét khả năng trả nợ và phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng trong thời gian tới ra sao, có đảm bảo thu hồi vốn, có thể giúp cho khách hàng vƣợt qua khó khăn để từ đó có thể áp dụng biện pháp cho cơ cấu lại nợ để khách hàng có thời gian trả nợ. Nhƣng phải chứng minh đƣợc là khách hàng chỉ khó khăn tạm thời nhƣ: chƣa bán đƣợc sản phẩm, dòng tiền chƣa về tới ngân hàng, mặt khác, Chi nhánh phải bám sát chặt chẽ các khoản nợ và các hoạt động của khách hàng sau khi cơ cấu.

Thu hồi nợ xấu: đây là những khoản nợ có khả năng chây ỳ nên việc xử lý nợ phải kiên quyết, dứt điểm, tiến hành xử lý các bƣớc cho phù hợp với thực trạng với từng trƣờng hợp cụ thể, trên cơ sở các Nghị định cũng nhƣ các văn bản có liên quan, biện pháp xử lý sau cùng là chuyển hồ sơ sang tòa án, tiến hành khởi kiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố bến tre (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)