9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.4.3. Chính sách tiền lươn g tiền công
Căn cứ theo tốc độ phát triển kinh tế trong nước cũng như trên thế giới, chính sách tiền lương tiền công cũng được điều chỉnh liên tục sao cho phù hợp với những thay đổi đó. Trong chế độ BHXH ở nước ta, tiền lương tiền công của NLĐ và tổng quỹ lương của đơn vị SDLĐ được dùng làm căn cứ để tính đóng BHXH. Hàng năm, Chính phủ thường có Nghị định điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung. Qua đó tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cũng tăng theo. Sự biến động thường xuyên liên tục này làm cho công tác quản lý thu gặp một số khó khăn nhất định. Nếu cán bộ làm công tác quản lý không nhạy bén với tình hình thực tế, chủ động, sáng tạo thì quỹ BHXH khó có thể đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, an toàn và tăng trưởng quỹ.
1.4.4. Trình độ của nhà làm uản lý
Bên cạnh những nhân tố khách quan trên thì công tác quản lý thu BHXH còn chịu ảnh hưởng của nhân tố chủ quan từ chính các nhà làm công tác quản lý. Để nắm bắt được những thay đổi tăng, giảm của đối tượng tham gia, diễn biến tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cán bộ chuyên quản lý thu phải đảm bảo đủ năng lực về trình độ chuyên môn, khả năng
nhận định và phân tích tính hình, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc Như vậy, công tác quản lý thu mới đạt hiệu quả cao, phát hiện kịp thời những tình huống sai phạm để có biện pháp xử lý triệt để.
Ngoài ra, công tác quản lý thu BHXH còn chịu tác động của yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác nghiệp vụ chuyên môn hiện đại hay đã lỗi thời lạc hậu, sự quan tâm của các chủ thể liên quan đến chính sách Vì vậy, để công tác quản lý thu BHXH đạt được kết quả tốt nhất, cán bộ trong ngành BHXH đặc biệt là cán bộ quản lý thu cần phải quan tâm toàn diện đến các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu BHXH như đã phân tích ở trên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
C 1 á á lý thuy n B o hiểm xã h i và qu n lý thu b o hiểm xã h i. Ph u củ y á á á á m v b o hiểm xã h á ểm khác nhau v b o hiểm xã h i trong n n kinh t . Ti p theo, các khái ni m v qu n lý thu b o hiểm xã h i và các y u t n qu n lý thu b o hiểm xã h i ợ c Cá ợ ứ ức n p b o hiểm xã h i ợ c p trong ph n ti p theo củ P n quy trình thu n p v o hiểm xã h i và các nhân t n công tác thu n p b o hiểm xã h i trình bày ph n cu
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HU ỆN CẦN ĐƯỚC TỈNH LONG AN
2.1. Giới thiệu về uá trình hình thành hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Hiến pháp năm 1 2 nêu rõ: “ Nhà nước thực hiện chế độ BHXH đối với công chức Nhà nước và người làm công ăn lương khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với người lao động”. Trong văn kiện Đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã chỉ rõ, cần đổi mới chính sách BHXH theo hướng mọi người lao động và các thành phần kinh tế đều có nghĩa vụ đóng BHXH, thống nhất tách quỹ BHXH ra khỏi Ngân sách Nhà nước. Tiếp đến văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII cũng đã nêu rõ quan điểm cần phải “ Mở rộng chế độ BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế ”.
Căn cứ luật tổ chức chính phủ ngày 30/0 /1 2 và điều 150 Bộ luật lao động. Theo đề nghị của Bộ trưởng, trưởng ban tổ chức – cán bộ chính phủ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 về việc thành lập cơ quan BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH Trung ương và các địa phương thuộc hệ thống lao động thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam để giúp Thủ tướng chính phủ chỉ đạo công tác quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách BHXH theo pháp luật của Nhà nước. Theo điều 2 của Nghị định này thì cơ quan BHXH Việt Nam có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ có con dấu riêng, có tài khoản, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội. Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước.
Để phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước, đảm bảo ổn định và thuận tiện cho việc giải quyết chế độ BHYT, Ngày 06/12/2002 Chính phủ ban hành nghị định số 100/ CP sửa đổi bổ sung nghị định 1 /CP quy định cụ thể chức năng , nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Cùng với đó là việc sát nhập BHYT vào BHXH.
2.2. Sự ra đời của Bảo hiểm xã hội Tỉnh Long An và Bảo hiểm xã hội Hu ện cần Đước 2.2.1. Sự ra đời của Bảo hiểm xã hội Tỉnh Long An và Hu ện Cần Đước
Cùng với sự ra đời của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam và BHXH các Tỉnh, thành trong cả nước, BHXH Tỉnh Long An được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 /6/1 với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người lao động có tham gia BHXH trên địa bàn Tỉnh.
Thực hiện tiến trình cải cách bộ máy của Chính Phủ, ngày 24/01/2002 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển Bảo hiểm y tế (BH T) Việt Nam sang BHXH Việt Nam và Chính phủ ban hành Nghị định 100/2002/NĐ-CP ngày
06/12/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Trên cơ sở pháp lý này, cùng với cả nước, từ tháng 01/2003, ngoài việc bảo đảm thực hiện các chế độ BHXH được quy định tại Chương XII Bộ Luật lao động, Nghị định 12/CP ngày 26/01/1 của Thủ tướng, BHXH Tỉnh Long An còn được giao thêm nhiệm vụ thực hiện chế độ BH T cho các đối tượng tham gia.
Bảo hiểm xã hội Huyện Cần Đước được thành lập theo Quyết định số 12 / QĐ – TCCB ngày 15/09/1 , là cơ quan nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam trực thuộc BHXH Tỉnh Long An, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chính sách chế độ và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn Huyện Cần Đước. Bảo hiểm xã hội Huyện Cần Đước chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Ủy ban nhân dân Huyện Cần Đước.
Bảo hiểm xã hội Huyện Cần Đước có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng, có trụ sở đặt tại khu 1A, Thị trấn Cần Đước, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An. Bảo hiểm xã hội Huyện không có cơ cấu tổ chức trực thuộc.
2.2.2. Chức năng
Bảo hiểm xã hội Tỉnh Long An là cơ quan sự nghiệp nhà nước trực thuộc BHXH Việt Nam (là cơ quan sự nghiệp trực thuộc Chính phủ), đặt tại Tỉnh nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BH T và quản lý quỹ BHXH, BH T, chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam; chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn lãnh thổ của UBND Tỉnh Long An. BHXH Tỉnh có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại Tỉnh lỵ, có dấu, tài khoản riêng.
2.2.3. Nhiệm vụ, u ền hạn
- Tổ chức xét duyệt hồ sơ, giải quyết các chính sách, chế độ BHXH; cấp các loại sổ, th BHXH, BH T;
- Tổ chức thực hiện thu các khoản đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện . - Tổ chức quản lý, phát triển và lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia BHXH.
- Tổ chức hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp để phục vụ người có sổ, th BHXH theo quy định.
- Tổ chức thực hiện công tác giám định chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh, đảm bảo khám chữa bệnh của người có sổ, th BHXH.
- Tổ chức thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng đúng quy định.
- Thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí; chế độ kế toán, thống kê theo quy định của nhà nước, của BHXH Việt Nam và hướng dẫn BHXH cấp huyện thực hiện.
- Kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi BHXH đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Kiến nghị với cơ quan pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan cấp trên của đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ sở khám chữa bệnh để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về các chế độ BHXH.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân theo thẩm quyền. - Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ BHXH trên địa bàn tỉnh. - Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ BHXH.
- Tổ chức ứng dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động BHXH tỉnh.
- Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH tỉnh theo phân cấp của BHXH Việt Nam.
- Thực hiện chế độ báo cáo với BHXH Việt Nam và UBND tỉnh Long An theo quy định.
2.2.4. Nhiệm vụ và u ền hạn của Bảo hiểm xã hội Hu ện Cần Đước
Bảo hiểm xã hội Huyện Cần Đước là cơ quan trực thuộc BHXH Tỉnh Long An. Do vậy, phải thực hiện nhiệm vụ do BHXH cấp trên giao cho:
- Hướng dẫn cơ quan , đơn vị sử dụng lao động lập danh sách lao động và các đối tượng đóng BHXH, BH T ( nay gọi chung là Bảo hiểm xã hội ) của đơn vị, đồng thời đôn đốc , theo dõi biến động về lao động, tiền lương và mức thu nộp của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện theo quy định của BHXH Việt Nam.
- Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức thực hiện chi trả trực tiếp hoặc thông qua mạng lưới đại lý chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH do BHXH tỉnh chuyển đến.
- Theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách đối tượng tăng giảm trong quá trình chi trả. - Thực hiện chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, lương hưu, tiền tuất cho từng đối tượng được hưởng chế độ BHXH trên địa bàn Huyện Cần Đước.
- Hoàn thiện danh sách chứng từ tiếp nhận để tiến hành cấp sổ ,th BHXH, ghi sổ thu BHXH cho người lao động và các đối tượng ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi được giao,
- Tiếp nhận đơn thư tố cáo, khiếu nại về thực hiện chế độ chính sách BHXH của nhân dân, của các đối tượng theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo và Luật BHXH.
- Có kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất về việc thực hiện các chế độ BHXH của các đơn vị , các đối tượng được giao quản lý,
- Tổ chức ký kết hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới chi trả, mạng lưới thu BHYT tự nguyện các Xã, Thị trấn.
- Thực hiện các chế độ kế toán thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật
2.2.5. Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Hu ện Cần Đước tỉnh Long An
Tháng 9/1995, BHXH huyện Cần Đước đi vào hoạt động độc lập, với số cán bộ trong biên chế là 6 người. Do mới thành lập nên các cán bộ phải làm một khối lượng công việc tương đối lớn, hơn nữa cơ sở vật chất lại thiếu thốn nên công việc gặp không ít những khó khăn. Nhưng với nhận thức BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, liên quan đến số lượng lớn lao động trong xã hội nên BHXH Cần Đước luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ cấp trên giao phó, tạo sự tin tưởng cho những người tham gia bảo hiểm. Trong suốt thời gian qua, tất cả các cán bộ công chức trong cơ quan đã đoàn kết, nỗ lực cố gắng để vượt qua khó khăn, dần dần đi lên từng bước. Đội ngũ cán bộ nhân viên dần được tăng cường, có trình độ chuyên môn vững vàng, có đầy đủ phẩm chất năng lực, tận tâm với công việc.
BHXH Huyện không chia thành các phòng ban mà cụ thể chia thành bốn bộ phận có chức năng nhiệm vụ riêng biệt. Đó là các bộ phận: thu , chi, chính sách và giám định BHYT. Cả bốn bộ phận này đều được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc và Phó Giám đốc. Sự phân chia được thể hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức BHXH hu ện Cần Đước
( Nguồn: B o hiểm xã h i huy n C Đ c) .
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Bộ phận thu Bộ phận kế toán Bộ phận chế độ Bộ phận giám định
2.3. Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Hu ện Cần Đước, Tỉnh Long An
2.3.1. Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc 2.3.1.1. Đơn vị sử dụng lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc 2.3.1.1. Đơn vị sử dụng lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Quản lý các đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) thuộc diện tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo địa bàn hành chính huyện là việc làm rất cần thiết. Trên cơ sở đó thì mới tiến hành các nghiệp vụ tiếp theo của công tác thu. Muốn nắm bắt được sự tăng, giảm số lao động tham gia BHXH, cần phải xác định được đơn vị SDLĐ nào thuộc diện phải tham gia, đơn vị nào còn đang hoạt động và đơn vị nào đã giải thể
Trên địa bàn huyện Cần Đước hiện nay có khá nhiều tổ chức, đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động. Mọi thông tin chủ yếu vẫn do sự tự giác khai báo cáo các đơn vị nộp lên BHXH. Bên cạnh đó, BHXH huyện cũng tiến hành phối hợp chặt ch với cơ quan cấp giấy phép hoạt động sản xuất DN cho các đơn vị, DN trên địa bàn quản lý. Chính nhờ những nguồn thông tin này, BHXH Huyện có thể nắm được cụ thể số đơn vị trong Huyện có sử dụng lao động, để tiến hành khai báo và quản lý đối tượng này một cách hiệu quả nhất.
Theo đúng quy định của các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách BHXH tại các cơ sở, mỗi đơn vị SDLĐ tham gia BHXH người SDLĐ đều đã được mã hóa thành những dãy số cụ thể do BHXH cấp. Việc này đã tạo điều kiện cho công tác quản lý thu BHXH đối với các đơn vị SDLĐ trở nên đơn giản gọn nhẹ hơn.
Đến định kỳ quyết toán, BHXH Huyện Cần Đước cũng tiến hành gửi thông báo chi tiết, cụ thể theo mẫu số C11 - TS về tình hình thu nộp BHXH của từng đơn vị đến trụ sở của đơn vị đó. Để mỗi đơn vị SDLĐ nắm được tình hình thu nộp BHXH của đơn vị mình. Thông qua công tác nghiệp vụ này đã tạo nên mối liên kết chặt ch giữa tổ chức SDLĐ và cơ quan BHXH. Trong mấy năm gần đây số đơn vị tham gia BHXH không ngừng tăng lên. Số liệu cụ thể được thể hiện chi tiết qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2016 – 2018 S T T Loại đơn vị 2016 2017 2018 Số ĐV phải TG Số ĐV đã TG Số ĐV phải TG Số ĐV đã TG Số ĐV phải TG Số ĐV đã TG 1 DNNN 7 7 7 7 7 7 2 DN có vốn ĐTNN 6 6 11 11 13 13 3 DN NQD 137 78 168 93 227 111 4 HCSN, Đảng, Đoàn thể 47 47 47 47 48 48 5 Ngoài công lập 93 14 92 13 92 13