Đánh giá chung công tác quản lý về thủ tục hải quan quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bến Lức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý về thủ tục hải quan tại các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan bến lức, tỉnh long an (Trang 40 - 50)

- Nộp báo cáo quyết toán Xử lý NVL, VT dư thừa

2.3. Đánh giá chung công tác quản lý về thủ tục hải quan quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bến Lức

khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bến Lức

2.3.1. Điểm mạnh:

Với mục tiêu cải cách hành chính ngày càng mạnh mẽ của Ngành, của Tỉnh, của Cục HQLA, Chi cục Hải quan Bến Lức đã từng bước giải quyết thủ tục hải quan nhanh chóng, chính xác, những vướng mắc của DN đều được xử lý kịp thời...Chính vì thế công tác thu NSNN qua các năm đều tăng, góp phần quan trọng trong công tác thu NSNN toàn Cục HQLA được thể hiện qua các năm như sau:

+ Năm 2008 số thu ngân sách 138 tỷ, đạt 102% chỉ tiêu giao 134 tỷ đồng, chiếm 78% số thu toàn Cục 176 tỷ đồng;

41

+ Năm 2009 số thu ngân sách 192 tỷ, đạt 140% chỉ tiêu giao 136 tỷ đồng, chiếm 79% số thu toàn Cục 200 tỷ đồng;

+ Năm 2010 số thu ngân sách 253 tỷ, đạt 191% chỉ tiêu giao 132 tỷ đồng, đạt 184% chỉ tiêu phấn đấu 137 tỷ đồng, chiếm 59.5% số thu toàn Cục 425 tỷ đồng;

+ Năm 2011 số thu ngân sách 577 tỷ, đạt 261% chỉ tiêu giao 220 tỷ đồng, chiếm 50% số thu toàn Cục 1,140 tỷ đồng;

+ Năm 2012 số thu ngân sách 593 tỷ, đạt 126% chỉ tiêu giao 468 tỷ đồng, đạt 107% chỉ tiêu phấn đấu 552 tỷ đồng, chiếm 61% số thu toàn Cục 970 tỷ đồng;

+ Năm 2014 số thu ngân sách 672 tỷ, đạt 118% chỉ tiêu giao 565 tỷ đồng;

+ Năm 2015 số thu ngân sách 935 tỷ, đạt 130% chỉ tiêu giao 716 tỷ đồng, đạt 113% chỉ tiêu bổ sung 820 tỷ đồng, chiếm 44.6% số thu toàn Cục 2.095 tỷ đồng;

+ Năm 2016 thu ngân sách đạt 1,015 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2015; đạt 118% chỉ tiêu giao 855 tỷ đồng; đạt 115% chỉ tiêu phấn đấu 880 tỷ đồng, chiếm 47% số thu toàn Cục 2.156 tỷ đồng;

+ Năm 2017 thu ngân sách là 1.289 tỷ đồng, đạt 121% chỉ tiêu giao 1.016 tỷ, đạt 117% chỉ tiêu phấn đấu 1.093 tỷ đồng, chiếm 59,7% số thu toàn Cục 2.156 tỷ đồng;

+ Năm 2018 Chi cục được Cục HQLA giao chỉ tiêu thu nộp NSNN là 1.300 tỷ đồng, đến những tháng cuối năm 2018 Cục Hải quan giao thêm 65 tỷ đồng. Kết quả thu nộp ngân sách nhà nước đạt 1.451 tỷ đồng đạt 111,62% chỉ tiêu giao và 106,3% chỉ tiêu giao thêm; chiếm hơn 52,5% so với số thu toàn Cục 2,764 tỷ đồng.

Biểu 2.2. Biểu đồ số thu kim ngạch XNK từ năm 2004- 2018

- 1,000 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 XK NK 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

42

Lãnh đạo và công chức phải hết sức linh hoạt, khéo léo, nhẹ nhàng, nhanh chóng, chính xác khi giải quyết công việc cho DN theo đúng quy định của pháp luật. Một số DN đã làm TTHQ năm 2018 được tiếp tục giữ vững, ổn định, phát triển và Chi cục tiếp tục thu hút một số DN mới năm 2019 nên công tác thu NSNN đạt kết quả rất tốt. Cụ thể:

Đơn vị tính: Việt nam đồng*

Bảng 2.6 : Kết quả thu NSNN năm 2017-2019 Nguồn: Chi cục Hải quan Bến Lức).

Lợi ích thu được.

- Kết quả năm 2019: Chi cục triển khai quyết liệt công tác thu NSNN ngay từ đầu năm, chú trọng việc quản lý, giữ lại các DN có số thu NSNN cao năm 2018 và ổn định DN mới, khai thác, tháu gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho DN; Chi cục xác định việc quản lý, giữ DN làm TTHQ ổn định, lâu dài là nguồn thu NSNN quan trọng cho các năm tiếp theo nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

ĐVT: tỷ đồng

Số thu NSNN do Cục HQLA giao Kết quả đạt được

Lần 1 Lần 2 Lần 3 So sánh lần 1 So sánh lần 2 So sánh lần 3 Số thu Tỷ lệ (%) Số thu Tỷ lệ (%) Số thu Tỷ lệ (%) Số thu Tỷ lệ (%) Số thu Tỷ lệ (%) Số thu Tỷ lệ (%) 1.350 55,33 1.370 52,69 2.195,5 59,34 1.958,3 145 1.958,3 142,94 1.958,3 89,2 Bảng 2.7 :Tình hình thu NSNN đến 30/12/ 2019 Nguồn: Chi cục Hải quan Bến Lức

Năm Số lượng DN giữ lại Số lượng DN thu hút Tăng thu thuế NSNN

(đồng)

2017 153 24 10.909.503.011

2018 177 20 192.794.546.262

43

Ghi chú: cột tỷ lệ là tỷ số % giữa số thu của Chi cục HQBL được giao so với số thu NSNN toàn Cục HQLA.

Tính đến 30/12/2019, Chi cục thu NSNN là 1.958,321 tỷ đồng đạt 89,8% số thu NSNN giao bổ sung lần 3 (do lần 1 và lần 2 đã vượt chỉ tiêu) là 2.195,5 tỷ đồng NSNN (chiếm 59,34% số thu NSNN toàn Cục).

Quản lý rủi ro bắt đầu được áp dụng một cách có hệ thống và phổ biến trong toàn bộ quy trình TTHQ đối với hàng hóa XNK nói chung và hàng hoá XK, NK theo loại hình SXXK nói riêng. Mục tiêu của việc áp dụng quản lý rủi ro nhằm đánh giá, phân loại đối tượng rủi ro; theo dõi, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng; điều phối việc kiểm tra, kiểm soát một cách phù hợp, có hiệu quả nhằm tạo thuận lợi thương mại, giảm chi phí trong quá trình làm TTHQ.

Phương pháp quản lý rủi ro được thực hiện trên cơ sở đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của người khai hải quan, có ưu tiên và tạo thuận lợi đối với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan, qua đó thay vì phải kiểm tra 100% lô hàng XK, NK thì cơ quan Hải quan sẽ thực hiện việc kiểm tra hàng hóa theo phân luồng do hệ thống thuộc chương trình quản lý rủi ro xác định, cụ thể là nếu hồ sơ thuộc: “luồng xanh” thì thực hiện miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; “luồng vàng” kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; “luồng đỏ” kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra chi tiết hàng hóa.

Trong thời gian gần đây số lượng tờ khai tại Chi cục Hải quan Bến Lức đang có xu hướng gia tăng. Tỷ trọng số lượng tờ khai luồng đỏ giảm nhanh chóng từ 17,2% Năm 2019 xuống còn 5,7% năm 2017 do Hải quan áp dụng phương pháp quản lý rủi ro từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Với phương pháp này, cơ quan Hải quan đã hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp hành chính vào hoạt động XK, NK và nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của DN; tạo điều kiện thuận lợi cho các DN làm ăn chân chính, tự nguyện tuân thủ pháp luật, góp phần làm giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN. Với hình thức miễn kiểm tra, hàng hóa XNK được thông quan nhanh chóng, tạo thuận lợi rất lớn cho đại đa số DN, Tuy nhiên, với phương pháp quản lý rủi ro thì tất yếu sẽ có khe hở pháp luật và sẽ có DN lợi dụng nhằm mục đích trục lợi, gian lận, trốn thuế với những thủ đoạn, hình thức tinh vi mà cơ quan Hải quan khó mà phát hiện, chỉ một số ít trường hợp có thông tin, nghi vấn, các cơ quan kiểm tra đột xuất

44

mới phát hiện vi phạm, điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh tế nói chung.

Từ năm 2015, Chi cục đã triển khai thực hiện khai hải quan từ xa đối với loại hình NK nguyên liệu vật tư sản xuất hàng XK, trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, ứng dụng CNTT và các trang thiết bị kỹ thuật khác. Thực tế 100% khai hải quan đối với hàng hóa XNK được thực hiện thông qua mạng và hệ thống phân luồng tự động trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro. Sự hưởng ứng tích cực này đã giúp nâng cao chất lượng trong công tác quản lý hải quan, giảm bớt áp lực về thời gian giải quyết khối lượng công việc phát sinh ngày càng nhiều tại Chi cục. Đây cũng là nền tảng cơ bản giúp cho việc triển khai thủ tục hải quan điện tử được thuận lợi và dễ dàng hơn. Hiện nay, Chi cục đã triển khai thủ tục hải quan điện tử đến hầu hết các DN XNK trên địa bàn.

Đội ngũ CBCC Chi cục Hải quan đa số đều đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng với những chuyên ngành phù hợp theo yêu cầu của Ngành, sử dụng tốt ngoại ngữ và tin học… do vậy dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới, kỹ năng nghiệp vụ mới, ứng dụng có hiệu quả những chương trình quản lý của Ngành. Tổ chức bộ máy của toàn Chi cục đã được chuẩn hóa, trẻ hoá được sắp xếp lại cho phù hợp với các yêu cầu quản lý hải quan hiện đại cũng như giúp phát huy hết năng lực, sở trường của từng cá nhân, đã sắp xếp và bố trí các bộ phận chuyên môn trong các khâu thủ tục hải quan hợp lý hơn.

Để phục vụ cho công tác quản lý, trụ sở làm việc của Chi cục được đầu tư xây dựng hiện đại, trang thiết bị được trang bị đầy đủ và hiện đại tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho CBCC và vận hành một cách đồng bộ với hệ thống CNTT và trong một Quy trình thủ tục hải quan thống nhất. Tại Chi cục cũng có hệ thống máy tính phục vụ cho các DN làm thủ tục.

Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý hoạt động hàng sản xuất XK là động lực và công cụ của ngành Hải quan để thực hiện kế hoạch cải cách hành chính và hiện đại hoá hải quan. Đến nay, Chi cục Hải quan Bến Lức đã trang bị máy tính đầy đủ cho CBCC hải quan, hệ thống máy chủ phát huy tốt hiệu quả. Để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ, Chi cục Hải quan Bến Lức đã triển khai rất nhiều phần mềm ứng dụng cùng với hạ tầng mạng truyền thông thống nhất đã phục vụ tốt công tác quản lý hoạt động sản xuất XK, hỗ trợ người khai hải quan, từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc cũng như giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho người khai hải quan.

45

2.3.2. Điểm yếu

Chính sách ưu đãi thuế đối với loại hình nhập SXXK đã góp phần hỗ trợ DN về mặt tài chính nhằm khuyến khích XK, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh đó chính sách ân hạn thuế đã dẫn đến nợ thuế kéo dài, buộc cơ quan Hải quan phải theo dõi nợ thuế từ khi NK nguyên liệu, vật tư đến khi sản phẩm thực XK. Trong khoảng thời gian này cơ quan Hải quan phải tổ chức đôn đốc thu thuế, thanh khoản đúng thời hạn, tổ chức kiểm tra định mức, kiểm tra hồ sơ thanh khoản, quyết toán thuế…Với hoạt động nhập SXXK trên địa bàn chiếm tỷ trọng cao, do vậy cơ quan Hải quan phải dành phần lớn nguồn lực để quản lý hoạt động này trong khi không thu được thuế cho ngân sách Nhà nước.

Công tác đôn đốc thu đòi nợ thuế còn gặp nhiều vướng mắc, nhiều DN nhỏ, làm ăn manh mún, không trung thực, chây ì việc nộp thuế, sẵn sàng thách thức pháp luật. Trong khi đó, cán bộ Hải quan không có thẩm quyền về mặt pháp luật, chỉ có thể sử dụng biện pháp thuyết phục, đồng thời, sự phối hợp giữa Hải quan và các lực lượng chức năng là còn hạn chế.

Ngoài ra còn một số hạn chế:

Thứ nhất, vướng mắc khi làm thủ tục thông quan cho các lô hàng XNK do có sự chồng chéo chưa thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ Ngành trong quản lý một mặt hàng ví dụ: tơ thô phải kiểm dịch, kiểm tra hàm lượng formaldehyl trong vải.v..v, một số các văn bản triển khai vẫn còn trong quá trình soạn thảo nên cơ quan hải quan còn gặp lúng túng khi thực hiện do đó xuất hiện tình trạng làm theo cách hiểu của mỗi cá nhân. Việc này dẫn đến mất thời gian công sức của cả doanh nghiệp lẫn cơ quan hải quan.

Thứ hai, vướng mắc khi làm thủ tục quyết toán nguyên vật liệu. Hiện nay quản lý hàng hóa XNK có nhiều quy định được bãi bỏ như: cơ quan hải quan không thực hiện lấy mẫu lưu nguyên liệu và khi xuất khẩu sản phẩm, DN không phải xuất trình mẫu lưu nguyên liệu cho cơ quan hải quan kiểm tra, DN không phải quyết toán từng đối tác, không hạn chế số lần chuyển tiếp nguyên liệu vật tư dư thừa, DN không phải thông báo với cơ quan hải quan về định mức nguyên vật liệu trên mỗi sản phẩm mà chỉ thực hiện việc lưu trữ tại doanh nghiệp và xuất trình cho cơ quan hải quan kiểm tra khi được yêu cầu. Do đó đã nảy sinh một số vấn đề vướng mắc khi kiểm tra báo cáo quyết toán của doanh nghiệp. Cơ quan hải quan không quản lý số lượng nguyên liệu vật tư nhập khẩu và số lượng sản phẩm xuất khẩu thông qua định mức mà DN thông báo cho cơ quan hải quan như trước đây. Cơ quan hải quan chỉ quản lý thông qua báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên

46

liệu, vật tư nhập khẩu thông qua mẫu biểu số 15/BCQT/GSQQL được ban hành theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, qua mẫu biểu này, cơ quan hải quan sẽ không biết được thông tin loại nguyên liệu được sử dụng để sản xuất cho thành phẩm nào. Khi gặp trường hợp, nhiều thành phẩm sử dụng chung một hoặc nhiều loại nguyên liệu với định mức sử dụng khác nhau, qua bảng biểu này, cơ quan hải quan không nắm bắt được thông tin chính xác về lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được sử dụng cho từng đối tác.

Mặt khác, theo quy định về nguyên tắc hạch toán kế toán, khi giao nhận nguyên liệu phục vụ XNK và khi nhập xuất thành phẩm. Kế toán hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua tài khoản ngoài bảng. Nhưng theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán DN, các tài khoản ngoài bảng đã được bỏ và khi phát sinh nghiệp vụ DN theo dõi ngoài.

Như vậy, những DN áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC khi lập báo cáo quyết toán sẽ không thể điền thông tin vào cột (2) của mẫu biểu Số 15/BCQT/GSQQL, các số liệu tổng hợp ở cột (4), (5), (6), (7) sẽ không được dựa trên căn cứ sổ kế toán mà dựa trên các ghi chép bên ngoài của DN.

Trong một số trường hợp cần kiểm tra, cơ quan hải quan sẽ không có căn cứ cơ sở pháp lý chính thức về hạch toán kế toán để thẩm định báo cáo của DN. Đây chính là một thách thức lớn của Chi cục Bến Lức. Đây chính là một khe hở trong quy định quản lý của nhà nước mà doanh nghiệp có thể lợi dụng để trốn thuế.

Thứ ba, vướng mắc khi xác định tỷ lệ hao hụt nguyên liệu vật tư trong quá trình sản xuất. Theo quy định hiện nay, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm. Tỷ lệ hao hụt có 2 cách tính:

Cách 1: Tỷ lệ hao hụt tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất. Nếu theo cách tính này, tỷ lệ hao hụt có thể lớn hơn 100%.

Cách 2: Tỷ lệ hao hụt tính theo tỷ lệ % so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao. Nếu tính theo cách này, tỷ lệ hao hụt không bao giờ vượt quá 100%, bởi vì lượng nguyên liệu tiêu hao chỉ tối đa bằng lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất.

47

cách để xây dựng tỷ lệ hao hụt, không bắt buộc phải lựa chọn thống nhất một cách tính.

Do vậy, nhiều DN khi xây dựng định mức đã xác định tỷ lệ hao hụt theo đồng thời cả 2 cách tính, thậm chí trong sản xuất có nhiều sản phẩm, khi xác định tỷ lệ hao hụt cũng được thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý về thủ tục hải quan tại các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan bến lức, tỉnh long an (Trang 40 - 50)