PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Một phần của tài liệu Địa Chí Toàn Thư - Quãng Ngải phần 3 pot (Trang 51 - 53)

II. TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THEO ðƯỜ NG LỐI ðỔI MỚI CỦA ðẢNG (1989 2005)

2. GIAI ð OẠN 1991

2.1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Nền kinh tế từng bước ñược ổn ñịnh và có sự tăng trưởng với nhịp ñộ khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) thời kỳ 2001 - 2005 tăng bình quân hàng năm là 10,3% (so với thời kỳ 1986 - 1990 là 2,3%, thời kỳ 1991 - 1995 là 6,8%, thời kỳ 1995 - 2000 là 8,6%), GDP bình quân ñầu người năm 2005 ñạt 325 USD (so với 170 USD năm 1995 và 197 USD năm 2000). Trong cơ cấu kinh tế, ñến cuối năm 2005 tỉ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 21,58% lên 30%, dịch vụ giảm từ 36,5% xuống 34,8%, nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 41,9% xuống còn 34,8% (so với năm 2000).

Nông nghiệp tăng trưởng ổn ñịnh, giữ vững an ninh lương thực và từng bước hình thành vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Giá trị sản xuất nông nghiệp, thời kỳ 2001 - 2005 tăng bình quân hàng năm là 5,8% (thời kỳ 1986 - 1990 là 3,5%), cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và giảm tỷ trọng trồng trọt. Việc chuyển ñổi sản xuất lúa từ 3 vụ sang 2 vụ/năm ñã dẫn ñến việc ñạt năng suất bình quân 59,4 tạ/ha, tăng 11,3% so với năng suất lúa làm 3 vụ/năm. Sản lượng lương thực toàn tỉnh năm 2005 ñạt trên 400.000 tấn. Tuy dịch bệnh thường xuyên xảy ra nhưng số lượng và chất lượng ñàn gia súc, gia cầm ñều tăng. Lâm nghiệp có một số mặt chuyển biến tích cực, ñộ che phủ của rừng từ 25,5% (năm 2001) lên 34,5% (năm 2005). Ngành thủy sản ñạt ñược những kết quả nhất ñịnh trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu ñề ra. Kinh tế trang trại ñã hình thành và ñang phát triển, góp phần tăng thu nhập cho nhiều hộ nông dân.

Công nghiệp - xây dựng ñạt ñược nhiều tiến bộ. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15%/năm trong thời kỳ 2001 - 2005, trong ñó công nghiệp quốc doanh tăng 12,3%/năm, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 19,3%/năm, công

bộ và chính quyền về việc ñẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các cấp, các ngành cùng các ñịa phương trong tỉnh ñầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp Quảng Phú và Tịnh Phong, gắn với thu hút ñầu tư, phê duyệt quy hoạch 8 cụm công nghiệp ở các ñịa phương trong tỉnh, phối hợp thúc ñẩy sự phát triển của Khu Kinh tế Dung Quất. ða phần các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên ñịa bàn tỉnh có cải tiến phương thức quản lý, ñổi mới thiết bị công nghệ nên số lượng, chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng, một số sản phẩm khẳng ñịnh ñược thị phần trong nước và tham gia xuất khẩu. Trên ñịa bàn toàn tỉnh, hoạt ñộng thương mại - dịch vụ ngày càng phát triển, hàng hóa trên thị trường phong phú, ñáp ứng ñược nhu cầu của ñời sống xã hội. Trong thời kỳ 2001 - 2005, dịch vụ - thương mại tăng bình quân 17%/năm. Các dịch vụ về bưu chính - viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm ñược mở rộng, nâng cao về chất lượng, ñáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế và nhu cầu ñời sống nhân dân. Trong giai ñoạn 2001 - 2005, tổng vốn ñầu tư trên xã hội ñạt gần 19.289 tỉ ñồng, gấp 3,8 lần so với giai ñoạn 1996 - 2000.

Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, tỉnh ñã huy ñộng vốn và hàng chục triệu ngày công lao ñộng xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Công trình thủy lợi Thạch Nham ngày càng phát huy tác dụng trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều dự án lớn ñã ñược triển khai và hoàn thành như tuyến ñường Trà Bồng - Trà Phong, cầu Cộng Hòa, 185km ñường Quốc lộ, cầu Trà Khúc 2, cầu Cây Bứa, cầu Sông Vệ, vũng neo ñậu tàu thuyền và dịch vụ nghề cá Lý Sơn... Tỉnh ñã tập trung ñầu tư và phát triển hệ thống giao thông nông thôn và miền núi. ðến năm 2005, 100% tuyến ñường từ huyện ñến trung tâm các xã ở ñồng bằng ñược nhựa hóa, cứng hóa; hầu hết các xã ở miền núi ô tô ñến ñược trung tâm xã vào mùa mưa. Hệ thống ñiện lưới trong tỉnh từng bước ñược cải tạo, nâng cấp, mở rộng và ngày càng hoàn thiện, cơ bản ñáp ứng ñược yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Cho ñến năm 2005, hầu hết các xã, phường, thị trấn trong tỉnh có ñiện. Hạ tầng bưu chính, viễn thông phát triển và hiện ñại hóa nhanh chóng. Số máy ñiện thoại tăng từ 2,6 máy/100 dân vào năm 2001 lên gần 10,6 máy/100 dân vào năm 2005.

Kết cấu hạ tầng ñô thị, tỉnh lỵñược quan tâm ñầu tư nâng cấp. Cuối năm 2002, thị xã tỉnh lỵ ñã ñược Bộ Xây dựng công nhận là ñô thị loại 3. Ngày 26.8.2005, Chính phủ ban hành Nghị ñịnh số 112/2005/Nð-CP thành lập thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Cùng với Trung ương, tỉnh ñã và ñang xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm hình thành thành phố Vạn Tường, thị xã ðức Phổ trong những năm tới.

Các vùng kinh tế (vùng ñô thị và khu công nghiệp; vùng ñồng bằng, ven biển và hải ñảo; vùng trung du và miền núi) bước ñầu phát huy ñược lợi thế, tiềm năng và có sự tác ñộng tương hỗ lẫn nhau. Vùng ñô thị và khu công nghiệp ñang trở thành ñộng lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vùng ñồng bằng, ven biển và hải ñảo ñã bảo ñảm an ninh lương thực, ñáp ứng nhu cầu thực phẩm cho toàn tỉnh và cung cấp nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến. Vùng trung

du và miền núi ñã có nhiều thành tựu về ñẩy mạnh khai hoang, mở rộng diện tích ñất sản xuất nông nghiệp, giao ñất, giao rừng gắn với khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng nguyên liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, ñiện, trường học, trạm xá, phủ sóng phát thanh, truyền hình,... nhằm ñẩy mạnh sản xuất, từng bước cải thiện ñời sống của ñồng bào các dân tộc thiểu số. ðến năm 2005, tỷ lệ hộ ñói, nghèo ở miền núi giảm từ 60% năm 2001 xuống còn 25% (theo chuẩn cũ), ñời sống tinh thần của ñồng bào ngày càng cao, các giá trị văn hóa truyền thống tốt ñẹp ñược giữ gìn và phát huy.

Khu Kinh tế Dung Quất ñã có bước phát triển, ñóng góp ñáng kể vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, mở ra một triển vọng phát triển mới cho tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và cả khu vực miền Trung nói chung.

Các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, tiếp tục ñóng góp tích cực vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. ðến năm 2005, Quảng Ngãi ñã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, ñổi mới, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nhà nước. Các hợp tác xã sau chuyển ñổi ñã ñịnh hình ñược hướng hoạt ñộng. Doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ tăng nhanh. Kinh tế hộ gia ñình phát huy ñược tính tự chủ và thích ứng dần với nền kinh tế thị trường ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, nền kinh tế của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, còn kém so với nhiều tỉnh trong khu vực và cả nước. Kinh tế nông nghiệp chưa theo kịp yêu cầu công nghiệp hóa, hiện ñại hóa nông nghiệp và nông thôn. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn chuyển dịch chậm, tỷ trọng chăn nuôi, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn thấp, chưa hình thành ñược vùng nguyên liệu tập trung chuyên canh với quy mô lớn. Tình trạng phá rừng còn diễn ra nghiêm trọng, kinh tế thủy sản chưa trở thành khâu ñột phá của nền kinh tế. Công nghiệp - xây dựng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, chưa tạo ñược bước ñột phá cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé. Tiến ñộ phát triển các cụm công nghiệp chậm. Việc phát triển các làng nghề, các nghề thủ công truyền thống chưa ñược quan tâm ñúng mức. Dịch vụ, thương mại và du lịch còn nhiều hạn chế; hạ tầng cơ sở du lịch còn rất yếu kém. Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật tuy có phát triển nhưng nhìn chung chưa ñồng bộ và chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Năng lực sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế còn yếu, khả năng cạnh tranh thấp.

Một phần của tài liệu Địa Chí Toàn Thư - Quãng Ngải phần 3 pot (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)