Xác định MIC và MBC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá húng quế ocimum basilicum trên một số loài vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp (Trang 39 - 44)

3.2.2.1. Xác định nồng độ MIC

Kết quả MIC của hai loại tinh dầu húng quế lá lớn và lá nhỏ đƣợc trình bày trong Bảng 3.3, 3.4, 3.5.

 Kết quả cho thấy cả hai loại tinh dầu đều có khả năng ức chế vi khuẩn tốt ngay cả ở nồng độ thấp. Nồng độ MIC càng thấp điều đó chứng tỏ vi khuẩn càng nhạy cảm với loại tinh dầu đang thử nghiệm. So sánh tác động giữa hai loại húng quế trên các

chủng vi khuẩn cho thấy húng quế lá nhỏ có hoạt tính kìm khuẩn mạnh hơn so với lá lớn đối với các chủng E.coli (p=0,009), S.pyogenes, S.pneumoniae (giá trị p = 0,03 < 0,05), đối với các chủng còn lại không có sự khác biệt giữa húng quế lá nhỏ và lá lớn.

 Đối với lá nhỏ, nồng độ MIC đạt giá trị thấp trên các chủng E.coli, S.pyogenes, S.pneumoniae là 2,5l/ml. Trên chủng MRSA và MSSA nồng độ MIC cũng khá thấp nhƣng độ nhạy cảm yếu hơn so với ba chủng trên với các giá trị lần lƣợt là 5l/ml và 10l/ml.

 Đối với lá lớn, tƣơng tự nhƣ lá nhỏ cả ba chủng E.coli, S.pyogenes,

S.pneumoniae đều cho hoạt tính ức chế cao nhất so với các chủng còn lại, tuy nhiên

nồng độ MIC cao hơn so với lá nhỏ với 5l/ml. Nồng độ MIC không khác biệt giữa hai chủng vi khuẩn MRSA và MSSA, ngoài ra MRSA nhạy cảm yếu hơn so với lá nhỏ (10l/ml). Đối với MSSA thì giá trị MIC không khác nhau giữa hai loại tinh dầu.

 Riêng P.aeruginosa chỉ bị ức chế khi nồng độ MIC đạt giá trị cao nhất trên cả hai loại tinh dầu với 80l/ml. Kết quả MIC cho thấy sự tƣơng đồng với kết quả xác định đƣờng kính vùng ức chế.

 Tóm lại, tác động ức chế sự tăng trƣởng vi khuẩn của hai loại tinh dầu lá lớn và lá nhỏ có sự khác biệt đáng kể trên các chủng E.coli, S.pyogenes, S.pneumoniae. Cụ thể tinh dầu húng quế lá nhỏ có tác động ức chế vi khuẩn tốt hơn lá lớn. Tinh dầu húng quế cũng có tác động ức chế mạnh nhất trên các chủng E.coli, S.pyogenes, S.pneumoniae; trung bình trên MRSA, MSSA và yếu nhất trên P.aeruginosa.

Hình 3.3. Kết quả MIC của tinh dầu húng quế lá nhỏ Nồng độ (l/ml) Vi khuẩn 80 40 20 10 5 2,5 1,25 0,625 0,3125 0,15625 EC (-) (-) (-) (-) (-) (-) (+) (+) (+) (+) MR (-) (-) (-) (-) (-) (+) (+) (+) (+) (+) MS (-) (-) (-) (-) (+) (+) (+) (+) (+) (+) PSEU (-) (+) (+) (+) (+) (+) (+) (+) (+) (+) PNEU (-) (-) (-) (-) (-) (-) (+) (+) (+) (+) PYO (-) (-) (-) (-) (-) (-) (+) (+) (+) (+) Kí hiệu: (-)Không mọc EC: Escherichia coli

MSSA: Staphylococcusaureus nhạy cảm với methicillin

MRSA: Staphylococcus aureus đề kháng với methicillin

(+)Mọc

PSEU: Pseudomonas aeruginosa

PYO: Streptococcus pyogenes

Hình 3.4. Kết quả MIC của tinh dầu húng quế lá lớn Nồng độ (l/ml) Vi khuẩn 80 40 20 10 5 2,5 1,25 0,625 0,3125 0,15625 EC (-) (-) (-) (-) (-) (-) (+) (+) (+) (+) MR (-) (-) (-) (-) (+) (+) (+) (+) (+) (+) MS (-) (-) (-) (-) (+) (+) (+) (+) (+) (+) PSEU (-) (+) (+) (+) (+) (+) (+) (+) (+) (+) PNEU (-) (-) (-) (-) (-) (+) (+) (+) (+) (+) PYO (-) (-) (-) (-) (-) (+) (+) (+) (+) (+) Kí hiệu: (-) Không mọc EC: Escherichia coli

MSSA: Staphylococcusaureus nhạy cảm với methicillin

MRSA: Staphylococcus aureus đề kháng với methicillin

(+) Mọc

PSEU: Pseudomonas aeruginosa

PYO: Streptococcus pyogenes

Hình 3.5. Tổng hợp kết quả MIC của hai loại tinh dầu húng quế lá lớn và lá nhỏ

EC: E.coli; MSSA: S.aureus nhạy cảm với methicillin; MRSA: S.aureus đề kháng với methicillin; Pseudo: P.aeruginosa; Pyo: S.pyogenes; Pneu: S.pneumoniae (p<0,05)

3.2.2.2. Xác định nồng độ MBC

Kết quả MBC cùa hai loại tinh dầu húng quế lá lớn và lá nhỏ đƣợc trình bày trong Bảng 3.6.

 Từ kết quả MBC, ghi nhận đƣợc cả hai loại tinh dầu đều cho tác động kháng khuẩn mạnh nhất đối với S.pyogenes (với giá trị MIC bằng MBC). Tác động kháng khuẩn của lá nhỏ tốt hơn lá lớn trên chủng S.pyogenes với giá trị MBC là 2,5l/ml trên lá nhỏ và 5l/ml trên lá lớn.

 Tinh dầu húng quế cho tác động diệt khuẩn tốt thứ hai sau chủng vi khuẩn trên là S.pneumoniae ở nồng độ MBC là 5l/ml với lá nhỏ và tác động của tinh dầu lá lớn yếu hơn với giá trị MBC là 10l/ml.

 Đối với chủng E.coli dù nhạy cảm đối với hai loại tinh dầu nhƣng tinh dầu húng quế chỉ cho hoạt tính diệt khuẩn khi ở nồng độ 10l/ml và hoạt tính này không có sự khác biệt giữa hai loại tinh dầu. Cả hai loại húng quế chỉ cho tác động diệt khuẩn trên MSSA khi ở nồng độ 20l/ml. Riêng đối với P.aeruginosa, tinh dầu chỉ có tác động ức chế cũng nhƣ diệt khuẩn ở nồng độ cao.

 So sánh tác động giữa hai loại húng quế trên các chủng vi khuẩn cho thấy không có sự khác biệt về hoạt tính diệt khuẩn đối với tất cả chủng vi khuẩn ngoại trừ hai chủng S.pyogenes và S.pneumoniae (giá trị p = 0,03 < 0,05). Tóm lại, tinh

Nồng độ tinh dầu (l/ml)

EC MRSA MSSA Pseudo Pyo Pneu

Lá nhỏ 2,5 5 10 80 2,5 2,5

dầu húng quế đều có tác động diệt khuẩn tốt trên hầu hết các chủng vi khuẩn thử nghiệm cho giá trị MBC ≤ 4MIC [19], và tác động kháng khuẩn yếu trên

P.aeruginosa với nồng độ cao 80l/ml.

Hình 3.6. Kết quả MBC của hai loại tinh dầu húng quế lá lớn và lá nhỏ

Nồng độ tinh dầu (l/ml)

EC MRSA MSSA Pseudo Pyo Pneu

Lá nhỏ 10 20 20 80 2,5 5

Lá lớn 10 20 20 80 5 10

EC: E.coli; MSSA: S.aureus nhạy cảm với methicillin; MRSA: S.aureus đề kháng với methicillin; Pseudo: P.aeruginosa; Pyo: S.pyogenes; Pneu: S.pneumoniae (p<0,05)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá húng quế ocimum basilicum trên một số loài vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp (Trang 39 - 44)