Khảo sát vi học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát và so sánh đặc điểm vi học, sơ bộ hoá thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn kháng nấm giữa loài sài đất ba thùy (wedelia trilobata (l ) hitchc ) và sài đất (Trang 41 - 42)

2.2.1.1. Kỹ thuật thường quy với kính hiển vi

a) Chọn mẫu: lá tƣơi, không quá già hoặc quá non.

b) Cắt vi phẫu: cắt bằng lƣỡi lam theo phẫu thức ngang (lát cắt nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục mẫu cắt). Mẫu là lá nên lấy đoạn 1/3 gân giữa kể từ nơi tiếp giáp với cuống và có một phần phiến lá ở hai bên.

c) Nhuộm vi phẫu

- Ngâm lát cắt vào dung dịch Javel từ 15-30 phút (đến khi lát cắt trở nên trắng), rửa bằng nƣớc cất nhiều lần.

- Ngâm lát cắt vào dung dịch acid acetic 1%-3% trong 2 phút để trung hòa Javel, rửa bằng nƣớc cất.

- Ngâm vào dung dịch thuốc nhuộm kép 15 phút, rửa sạch bằng nƣớc cất. - Ngâm lát cắt đã nhuộm trong nƣớc.

d) Lên lame và quan sát

Vi phẫu lá: quan sát hình dạng tổng quát của vi phẫu, độ lồi, lõm của gân lá, cấu tạo biểu bì, lông che chở, lông tiết, cấu tạo bó libe-gỗ của gân chính và gân phụ…Xem tầng cutin dày hay mỏng, mô mềm giậu có một tầng hay nhiều tầng, phiến lá có cấu tạo đồng thể hay dị thể…[5].

2.2.1.2. Kỹ thuật sử dụng trong khảo sát bột dược liệu

a) Chuẩn bị bột để soi: bột lá cắt nhỏ và sấy ở nhiệt độ 60oC, xay mịn (qua rây số 32).

b) Cách lên tiêu bản: cho 1 giọt nƣớc cất vào giữa phiến kính, dùng que sạch trộn đều bột, lấy 1 ít bột cho vào giữa giọt nƣớc, dùng 1 góc của lá kính khuấy nhẹ và

đậy lá kính lại, dùng ngón trỏ di nhẹ lá kính, thấm sạch phần nƣớc thừa và mặt lá kính trƣớc khi soi kính hiển vi [5].

2.2.1.3. Kỹ thuật tách biểu bì

Dùng lá tƣơi, xé và lấy phần biểu bì trên và dƣới (mỏng, trong suốt bên ngoài), lên tiêu bản và soi kính hiển vi [5].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát và so sánh đặc điểm vi học, sơ bộ hoá thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn kháng nấm giữa loài sài đất ba thùy (wedelia trilobata (l ) hitchc ) và sài đất (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)